ĐIỂM TIN NHANH
QUY ĐỊNH ✦ QUYỀN RIÊNG TƯ ✦ HỖ TRỢ
PVCFC Digital Humans Version 1.1
Made with ♥ by Vietnam Digital Humans
Digital Humans PVCFC
PVCFC Digital Humans Version 1.1
Made with ♥ by Vietnam Digital Humans
Ngày 25/3/2025, Đảng bộ Bộ phận Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại Nhà máy Đạm Cà Mau.
Tham dự Đại hội có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của PVCFC, bao gồm:
Đại hội đã nghe và thảo luận nhiều tham luận quan trọng, tập trung vào các chủ đề như:
Kết thúc Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận Nhà máy Đạm Cà Mau nhiệm kỳ 2025 – 2030 được bầu gồm:
Đảng bộ Nhà máy Đạm Cà Mau xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ 2025 – 2030 là xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò lãnh đạo để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả. Nhà máy tiếp tục duy trì và phát huy vị thế tiên phong trong ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam và khu vực.
Trong không khí những ngày đầu năm mới 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) phấn khởi và khẩn trương chuẩn bị lô hàng phân bón chất lượng cao để chính thức xuất khẩu sang các thị trường khó tính của thế giới là Úc và New Zealand. Đây là tín hiệu khả quan đồng thời thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm cao của Phân bón Cà Mau để từng bước đưa sản phẩm thâm nhập và vươn ra thị trường lớn.
Năm 2023, Phân bón Cà Mau đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh quyết liệt với phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, điểm nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 lại là mảng mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Tính đến nay, sản phẩm của Phân bón Cà Mau đã có mặt tại khoảng 18 quốc gia trên thế giới, sản lượng xuất khẩu năm 2023 đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ, giá trị xuất khẩu đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.
Phân bón Cà Mau hoàn thiện cao nhất từ chất lượng sản phẩm cho đến dịch vụ, kho bãi vận chuyển hàng hóa xuất kho
Theo các chuyên gia, Úc và New Zealand là hai trong số các thị trường khó tính về nhập khẩu phân bón. Trong suốt thời gian qua, Phân bón Cà Mau từng bước cải thiện chất lượng từ dịch vụ vận chuyển, bốc xếp cho đến khi hàng hóa xuất khỏi kho nhà máy. Phân bón Cà Mau chú trọng đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất cho khách hàng với tốc độ xếp dỡ cao so với mặt bằng chung của các nhà xuất khẩu trên thế giới.
Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho 18 nước đã có mặt sản phẩm mang thương hiệu Phân bón Cà Mau từ năm 2023. Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác. Trong đó, hai thị trường tiềm năng Úc và New Zealand luôn được Công ty xác định và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ bấy lâu nay.
Hiện tại, Phân bón Cà Mau đang chuẩn bị cho lô hàng đầu tiên xuất khẩu sản phẩm Urê hạt đục sang thị trường New Zealand. Đây là một thị trường sẵn sàng trả giá rất cao so với các nước khác nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa.
Phân bón Cà Mau chú trọng đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất từ dịch vụ vận chuyển, bốc xếp cho đến khi hàng hóa xuất khỏi kho nhà máy.
Song song, Công ty cũng đang dần hoàn thiện thủ tục cuối cùng để được cấp phép nhập khẩu sản phẩm Urê hạt đục của Phân bón Cà Mau vào thị trường Úc. Khi đó, PVCFC sẽ chính thức chinh phục được vào hai thị trường khó tính nhất của thế giới Một năm mới, một mùa Xuân mới khởi động bằng những lô hàng chất lượng cao thâm nhập vào hai thị trường mới với tiềm năng vượt trội. Đây là tín hiệu vui cho sự nỗ lực không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo và Cán bộ Công nhân viên Công ty luôn thích ứng, linh hoạt cùng đoàn kết kiến tạo giá trị ngày một bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Phân Bón Cà Mau
Sáng ngày 30/01/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh đoàn công tác bộ tư lệnh vùng 4 hải quân đã đến thăm, chúc tết và có buổi làm việc cùng Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau, HOSE: DCM). Cuộc gặp gỡ đã thể hiện tình cảm tốt đẹp của hai đơn vị, đồng thời tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển môi trường, hỗ trợ điều kiện sống tốt hơn cho chiến sĩ và người dân trên huyện đảo Trường Sa, góp sức chung tay bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Tham dự có, về phía bộ tư lệnh vùng 4 hải quân có đồng chí Đại tá Ngô Đình Xuyên – Phó Tư lệnh Vùng 4, đồng chí Đại tá Nguyễn Trung Quảng – Trưởng phòng Hậu cần Vùng 4. Về phía Phân bón Cà Mau có Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc Công ty.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về kết quả hợp tác chương trình Xanh hoá Trường Sa năm 2023 và kế hoạch hợp tác chương trình năm 2024. Trong năm 2023, Phân Bón Cà Mau đã kết hợp bộ tư lệnh vùng 4 hải quân đến thăm hỏi tặng quà cho quân, dân trên quần đảo Trường Sa với tổng số tiền 200 triệu đồng. Nhằm góp phần giúp cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân, quân và dân huyện đảo Trường Sa trồng mới cây xanh, khắc phục tình trạng cây xanh ngày càng cằn cỗi, sâu bệnh và kém phát triển công ty tiếp tục tài trợ phân bón NPK Cà Mau với tổng giá trị 300 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây giống để chuyển ra trồng tại các đảo tổng giá trị 650 triệu đồng.
Trên tinh thần chia sẻ, trao đổi thân tình, lãnh đạo hai đơn vị đi tới thống nhất về kế hoạch Xanh hoá Trường Sa năm 2024
Sau trao đổi làm việc hai bên cũng thống nhất hợp tác, Phân Bón Cà Mau sẽ tiếp tục đồng hành cùng bộ tư lệnh vùng 4 hải quân tài trợ chương trình Xanh hoá Trường Sa trong năm 2024, quy mô hợp tác sâu và rộng hơn. Cụ thể, tại các vườn ươm, Phân Bón Cà Mau sẽ hỗ trợ thêm kỹ thuật trồng trọt, cơ sở vật chất để phát triển tốt hơn cây trồng tại các đảo.
Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, Đại tá Ngô Đình Xuyên gửi lời chúc tới các đồng chí lãnh đạo, cùng tập thể Cán bộ Công nhân viên công ty
Cuối buổi làm việc, Đại tá Ngô Đình Xuyên chúc mừng những thành tích sản xuất – kinh doanh ấn tượng mà Phân Bón Cà Mau đã đạt được trong năm 2023, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể công ty vì rất nhiều đóng góp thiết thực dành cho các chiến sĩ, người dân tại huyện đảo Trường Sa. Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, Đại tá Ngô Đình Xuyên gửi lời chúc tới các đồng chí lãnh đạo, cùng tập thể Cán bộ Công nhân viên công ty một năm mới đạt nhiều thành tích mới, hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch được giao.
Ngày 18/01/2024, tại TP.HCM, Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) năm 2023 chính thức được diễn ra. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) lần thứ ba liên tiếp được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Bảng xếp hạng VNR500 đã bước sang năm thứ 17 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tựu xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định, thể hiện bản lĩnh kiên cường trước những cơn sóng biến động khó lường từ bối cảnh quốc tế và sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế.
Phân bón Cà Mau đổi mới, sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Năm 2023, nhiều thách thức dai dẳng cả trong và ngoài nước đã gây áp lực nặng cho cộng đồng doanh nghiệp. Dù vẫn còn nhiều thách thức chung và riêng ngành, Phân bón Cà Mau nỗ lực chuyển hóa thành cơ hội để củng cố nền tảng, tái thiết giá trị và tăng cường các chiến lược then chốt một cách cẩn trọng nhằm đạt sự phát triển ổn định bền vững.
Phân bón Cà Mau tăng cường ứng dụng công nghệ toàn diện vào mọi mặt, tìm kiếm năng lượng thay thế, nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ vi sinh, đảm bảo vận hành ổn định, cung ứng đều đặn, nỗ lực bình ổn giá thị trường cũng như gia tăng vai trò hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng.
Dựa trên nền tảng số sẵn có, Công ty đẩy nhanh tiến trình, xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối các hệ thống ứng dụng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh và cùng đạt được lợi ích thiết thực. PVCFC tích cực nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam của Phân bón Cà Mau
Năm 2023, Phân Bón Cà Mau nỗ lực vượt khó và về đích sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch. Doanh thu đạt 13.572 tỷ đồng, tổng sản lượng phân bón tiêu thụ và xuất khẩu hiệu quả lần lượt đạt 1,3 triệu tấn và 344 nghìn tấn. Trước vấn đề an ninh năng lượng, giá phân bón, lạm phát, biến đổi khí hậu và hàng nhái… còn nan giải, Phân bón Cà Mau chủ động các giải pháp ứng phó: đúng hướng, đúng xu thế để có thể vượt qua khó khăn an toàn, đóng góp cho quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Nhà máy Đạm Cà Mau duy trì công suất bình quân cả nhà máy đạt 110-115% và chinh phục thêm kỷ lục mới với mức sản lượng 950.000 tấn urea quy đổi vào tháng 12/2023.
Lần thứ ba liên tiếp Phân bón Cà Mau vinh danh Top VNR500
Trên hành trình phụng sự, kiến tạo giá trị cho nền nông nghiệp nước nhà, Phân bón Cà Mau đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, bên cạnh đó Công ty luôn quan tâm tới cộng đồng xã hội. Sau chặng đường 12 năm, Phân bón Cà Mau đã giành tổng kinh phí cho các hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng đến cộng đồng, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên 400 tỷ đồng. Công ty góp phần dựng xây đất nước với 1.485 căn nhà cho người nghèo và gia đình chính sách, 10.000 suất học bổng, 56 công trình trường học, 13 công trình y tế, 22 cây cầu nối đôi bờ, cùng nhiều công trình giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường của doanh nghiệp. Phân bón Cà Mau là một trong những doanh nghiệp tiên phong theo định hướng phát triển bền vững, hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.
Phân bón Cà Mau là một trong số các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Phân bón Cà Mau vượt qua các tiêu chí xét chọn, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp VNR500 như: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS),… Bảng xếp hạng VNR500 năm 2023 ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của Phân bón Cà Mau và các doanh nghiệp có quy ô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định. Lần thứ ba liên tiếp Phân bón Cà Mau nhận vinh danh Top VNR500 thêm khẳng định bản lĩnh kiên cường, nỗ lực kiến tạo giá trị vì nền nông nghiệp, nông dân cùng phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Ngày 17/01/2024, tại Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) tổ chức Hội nghị Vinh danh khách hàng xuất sắc năm 2023. Hội nghị thể hiện sự tri ân gắn kết, đồng hành phát triển của đối tác, khách hàng cùng Phân bón Cà Mau kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Tham dự Hội nghị có: ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty. ông Văn Tiến Thanh – Tổng Giám đốc, cùng Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, lãnh đạo các phòng/ban, đơn vị Công ty và đặc biệt là hơn 70 đại diện đối tác, khách hàng từ trong và ngoài nước tham dự Hội nghị. Năm 2023 được nhận định là một năm có nền kinh tế bất thường, một năm với vô vàng thách thức, hàng loạt biến động về thị trường. Phân bón Cà Mau đã cùng đối tác, khách hàng quản trị điều hành nhạy bén, linh hoạt, cùng đoàn kết, quyết tâm cao độ nỗ lực và kiến tạo ra những giá trị đáng tự hào cho nông dân và cho nông nghiệp Việt Nam.
Ông Văn Tiến Thanh – Tổng Giám đốc Công ty phát biểu tại hội nghị
Đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do những biến động thị trường Phân bón Cà Mau đã nỗ lực vượt qua và đạt được kết quả rất ấn tượng, toàn diện trong các mặt hoạt động năm 2023. Cụ thể, sản lượng ure quy đổi 954 nghìn tấn (đạt 100% kế hoạch). Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Phân bón Cà Mau đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ ure đạt 866 nghìn tấn. Đặc biệt, PVCFC đã xâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm đạt được 160 ngàn tấn bằng 192% so với năm 2022.
Một điểm sáng nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 là mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu khi thị trường trong nước trầm lắng, nhu cầu giảm để giảm áp lực tồn kho. Tính đến nay, Phân bón Cà Mau đã xuất khẩu qua hơn 18 quốc gia với sản lượng xuất khẩu trong năm 2023 dự tính đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.
Tập đoàn Yetak góp phần đưa thương hiệu Phân bón Cà Mau đến gần hơn với người nông dân Campuchia
Nhờ nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên chỉ số tài chính năm 2023 mà PVCFC đạt được là khá ấn tượng, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm với doanh thu đạt 13.572 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.031 tỷ đồng. Thành công của thương hiệu Phân Bón Cà Mau thời gian qua chính là nhờ vào sự nỗ lực của không chỉ riêng nội tại Phân bón Cà Mau mà còn đến từ sự sẻ chia, gắn kết vững bền của Đại lý, Khách hàng trên khắp mọi miền đất nước. Tại Hội nghị, Công ty vinh danh khách hàng xuất sắc năm 2023 trong 05 hạng mục: tiêu thụ sản phẩm NPK Cà Mau, tiềm năng tiêu thụ sản phẩm NPK Cà Mau, tiêu thụ ure chức năng Cà Mau, tiêu thụ sản phẩm tự doanh Cà Mau và khách hàng xuất sắc tiêu thụ bộ sản phẩm Phân bón Cà Mau. Với những số liệu tích cực trong năm qua, năm 2024 sẽ là một năm quan trọng của Phân bón Cà Mau với nhiều đổi mới và tăng cường trong phối hợp, triển khai hoạt động kinh doanh để đạt những mục tiêu và cột mốc tự hào hơn trên thị trường. Tại Hội nghị, Ban lãnh đạo Công ty trình bày Quy chế dành cho đại lý, khách hàng và chính sách bán hàng năm 2024. Phân bón Cà Mau sẽ tiếp tục chung sức đồng lòng, gắn kết nội lực, biến thách thức thành cơ hội để đưa Phân Bón Cà Mau, cùng đối tác, khách hàng vươn tầm chất lượng, kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Ngày 08/01/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam, PVN) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) vinh dự là một trong những đơn vị thành viên không ngừng đổi mới sáng tạo, đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương khen thưởng tại Hội nghị đặc biệt này. Tại Hội nghị, PVCFC được vinh danh là tập thể tiêu biểu trong năm 2023: hoàn thành vượt mức kế hoạch Hội đồng thành viên Tập đoàn giao; tập thể tiêu biểu trong xác lập kỷ lục mới.
Phân bón Cà Mau vượt qua thách thức, vận dụng cơ hội Năm 2023, bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, sản lượng dầu khí suy giảm và biến động không ổn định từ thị trường. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng; cân đối vĩ mô và tham gia mạnh mẽ vào bình ổn thị trường; cung cấp nhiên liệu cho an ninh Quốc phòng: đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, đáp ứng trên 73% nhu cầu phân bón cả nước.
Phó Tổng Giám đốc PVCFC Nguyễn Thanh Tùng đại diện Công ty nhận tuyên dương tại Hội nghị
Thực tế cho thấy trong mọi hoàn cảnh, PVCFC luôn nỗ lực để có thể vững vàng sứ mệnh nông nghiệp, bền bỉ kiến tạo giá trị cho khách hàng, đảm bảo tổ chức ngày một phát triển bền vững hơn – thịnh vượng hơn. Nhà máy Đạm Cà Mau duy trì công suất bình quân cả nhà máy đạt 110-115%. Vào lúc 23h06 tối 29/12/2023, Nhà máy Đạm Cà Mau chinh phục thêm kỷ lục mới với mức sản lượng 950.000 tấn urea quy đổi. Tập thể Phân bón Cà Mau đã vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, mức sản lượng kỷ lục tạo nền tảng để Công ty mở rộng quy mô, nâng cao công suất, hiệu suất, tạo vị thế vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong nước và vươn tầm quốc tế. Đổi mới sáng tạo, thêm động lực tăng trưởng mới Trước sức ép giá nguyên nhiên liệu tăng, giá phân bón đảo chiều, nâng chỉ tiêu kế hoạch từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tập thể Ban lãnh đạo và Cán bộ Công nhân viên Phân bón Cà Mau đã linh hoạt ứng biến, chủ động phục vụ trong nước và tận dụng mọi cơ hội nhỏ nhất từ thị trường nước ngoài. PVCFC đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ về sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng; nộp ngân sách vượt chỉ tiêu 142% với 339 tỷ đồng. Sản xuất NPK Cà Mau 150 nghìn tấn (đạt 102% kế hoạch), tiêu thụ 160 nghìn tấn (đạt 107%). Sản lượng urea quy đổi 954 nghìn tấn (đạt 100% kế hoạch), tiêu thụ 866 nghìn tấn (101% kế hoạch).
Tổng Giám đốc PVCFC Văn Tiến Thanh báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của PVN
Tổng Giám đốc PVCFC Văn Tiến Thanh báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của PVN Dựa trên nền tảng số sẵn có, Phân bón Cà Mau đẩy nhanh tiến trình, xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối các hệ thống ứng dụng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh và cùng đạt được lợi ích thiết thực.
PVCFC tích cực nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới. Mỗi năm Phân bón Cà Mau đều đặn cung ứng ra thị trường từ 860.000 tấn urê cho nội địa và xuất khẩu. Là nhà sản xuất nội địa duy nhất có khả năng sản xuất urê hạt đục, được đánh giá chất lượng ổn định, dinh dưỡng đủ – bền, thích hợp với đa dạng cây trồng và thổ nhưỡng, góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Cùng các sản phẩm chủ lực, các dòng sản phẩm NPK Cà Mau đã đặt dấu mốc rất lớn trong con đường hoàn thành sứ mệnh của Phân bón Cà Mau. Từ đó là giúp đưa bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng tới bà con, là mảnh ghép giá trị góp phần nâng tầm nông sản Việt và thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phân bón Cà Mau tự hào khi nhìn lại chặng đường đã qua đầy gian khó nhưng rất vinh quang. Phân bón Cà Mau được PVN vinh danh là tập thể tiêu biểu năm 2023 trong hoàn thành vượt mức kế hoạch Hội đồng thành viên Tập đoàn giao và tập thể tiêu biểu trong xác lập kỷ lục mới, sẽ tiếp tục khẳng định những cống hiến không mệt mỏi, sự đoàn kết nhất trí của tập thể Ban lãnh đạo và Cán bộ Công nhân viên Công ty nỗ lực kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Với năng lực niêm yết xuất sắc và thông tin minh bạch nổi trội, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC. Hose: D C M) vừa xác lập thêm thành tích khi thuộc Top 10 Doanh nghiệp Quản trị Công ty tốt nhất năm 2023. Lễ vinh danh trao giải diễn ra tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Lần thứ 16 triển khai, Chương trình năm nay đánh giá cho gần 300 Công ty niêm yết các lĩnh vực, các công ty chứng khoán, quản lý quỹ và định chế tài chính khác. Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết thực hiện bởi Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), và nhận được sự quan tâm hưởng ứng, góp phần tôn vinh, gia tăng vị thế các thương hiệu đạt giải.
Vượt lên các đơn vị ưu tú khác, PVCFC xuất sắc vào Top 10 của Nhóm Vốn Hóa vừa. Thành tích thêm khẳng định chiến lược dẫn dắt, điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo gắn liền tính chuyên nghiệp, hiệu quả, tối ưu hóa lợi ích cổ đông và thực hành quản trị công ty theo thông lệ tốt. Năm 2023 dù vẫn còn nhiều thách thức chung và riêng ngành, Phân bón Cà Mau nỗ lực chuyển hóa thành cơ hội để củng cố nền tảng, tái thiết giá trị và tăng cường các chiến lược then chốt một cách cẩn trọng nhằm đạt sự phát triển ổn định bền vững. Phân Bón Cà Mau về đích sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch. Doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng, tổng sản lượng phân bón tiêu thụ và xuất khẩu hiệu quả lần lượt đạt 1,3 triệu tấn và 344 nghìn tấn. Trước vấn đề an ninh năng lượng, giá phân bón, lạm phát, biến đổi khí hậu và hàng nhái… còn nan giải, Phân bón Cà Mau chủ động các giải pháp ứng phó: đúng hướng, đúng xu thế để có thể vượt qua khó khăn an toàn, đóng góp cho quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp Quản trị Công ty tốt nhất năm 2023 của Phân bón Cà Mau
Phân bón Cà Mau tăng cường ứng dụng công nghệ toàn diện vào mọi mặt, tìm kiếm năng lượng thay thế, nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ vi sinh, đảm bảo vận hành ổn định, cung ứng đều đặn, nỗ lực bình ổn giá thị trường cũng như gia tăng vai trò hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Năm 2023 tiếp tục ghi nhận nỗ lực hiệu quả của PVCFC trong chất lượng quản trị ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Phân bón Cà Mau với dấu ấn riêng, khẳng định vai trò giám sát bảo vệ lợi ích của cổ đông, tạo ra các giá trị cho các bên hữu quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản trị hiệu quả, đóng góp phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đánh giá, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do những biến động thị trường, tuy nhiên tập thể Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau, Hose: DCM) đã nỗ lực vượt qua và đạt được kết quả rất ấn tượng, toàn diện trong các mặt hoạt động năm 2023.
Tổng Giám đốc Petrovietnam – ông Lê Mạnh Hùng tham dự và phát biểu tại Hội nghị Người lao động, Tổng kết công tác Đảng, hoạt động SXKD năm 2023 của PVCFC
Chiều ngày 14/12/2023, tại Thành phố Cà Mau, Phân bón Cà Mau đã tổ chức Hội nghị Người lao động, Tổng kết công tác Đảng, hoạt động Sản xuất kinh doanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024. Tham dự Hội nghị, về phía Petrovietnam có ông Lê Mạnh Hùng – Phó bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn; ông Bùi Minh Tiến – Ủy viên Ban Thường Vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn, cùng đại diện lãnh đạo các Ban Chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn. Về phía Phân bón Cà Mau: có ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng quản trị – Phó bí thư Đảng ủy, ông Văn Tiến Thanh –Tổng giám đốc (Tổng Giám đốc) – Bí thư Đảng ủy Công ty, ông Nguyễn Đức Hạnh – TV.Hội đồng quản trị – Chủ tịch Công đoàn Công ty, cùng Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, lãnh đạo các Ban/đơn vị trực thuộc, cùng khoảng 500 đại biểu đại diện cho hơn 1.000 Cán bộ Công nhân viên Công ty tham dự Hội nghị.
Ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch HĐQT, Phó bí thư Đảng uỷ Công ty phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, ông Văn Tiến Thanh – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty nhấn mạnh, với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Đảng ủy Công ty đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ, Công ty và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.
Ông Văn Tiến Thanh – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty báo cáo tại Hội nghị Trong năm 2023
Ông Văn Tiến Thanh – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty báo cáo tại Hội nghị Trong năm 2023, Phân bón Cà Mau đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu ngày càng cao… Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ sát sao của Đảng ủy Tập đoàn, cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty và tập thể Cán bộ Công nhân viên, PVCFC đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong quản trị, Sản xuất kinh doanh và đạt được kết quả ấn tượng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch năm cũng như kế hoạch quản trị theo Nghị quyết 529 của Tập đoàn. Cụ thể, sản lượng sản xuất ure quy đổi ước đạt 954 nghìn tấn (kế hoạch điều chỉnh là 951 nghìn tấn), NPK ước đạt 150 nghìn tấn (so với kế hoạch là 147 nghìn tấn). Kết quả đó có được nhờ PVCFC đã chủ động thực hiện bảo dưỡng tổng thể với 2.652 hạng mục, có sản phẩm trước 25 giờ so kế hoạch; triển khai hơn 20 đề án tối ưu hóa để tiết giảm tiêu hao, tối ưu năng suất thiết bị, máy móc, nâng công suất. Đồng thời trong năm qua, phân xưởng sản xuất NPK hoạt động ổn định, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, công suất đạt 87,1%. Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Phân bón Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ ure ước đạt 866 nghìn tấn. Đặc biệt, PVCFC đã xâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt được 160 ngàn tấn bằng 192% so với năm 2022. Một điểm sáng nổi bật của Phân bón Cà Mau trong năm 2023 là mở rộng xuất khẩu phân bón, góp phần gia tăng doanh thu. Cụ thể, Phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, điển hình là việc hợp tác với Tập đoàn Vân Thiên Hóa, Yatek. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu khi thị trường trong nước trầm lắng, nhu cầu giảm để giảm áp lực tồn kho. Tính đến nay, Phân bón Cà Mau đã xuất khẩu qua hơn 18 quốc gia với sản lượng xuất khẩu trong năm 2023 dự tính đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%. Nhờ nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên chỉ số tài chính năm 2023 mà PVCFC đạt được là khá ấn tượng, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm với doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.031 tỷ đồng.
Tập thể CBCNV PVCFC đã nỗ lực hết mình đưa Công ty đạt được kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thách thức, khó khăn trong năm 2024, Phân bón Cà Mau đưa ra chủ đề hoạt động của năm là “Kiến tạo giá trị, bền vững hơn, thịnh vượng hơn”. Trong đó, Công ty tập trung nguồn lực ưu tiên triển khai 03 phạm vi tạo động lực phát triển bền vững là: Hoạt động đầu tư, Xây dựng chiến lược phát triển bền vững (ESG) và Chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng đến các hoạt động của công ty. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hạnh – Chủ tịch Công đoàn Công ty đã trình bày báo cáo về công tác kiểm tra giám sát của Ban Chấp hành Công đoàn về việc thực hiện chế độ chính sách, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế liên quan đến người lao động trong năm 2023.
Ông Nguyễn Đức Hạnh – Chủ tịch Công đoàn Công ty đã trình bày báo cáo tại Hội nghị
Đặc biệt, Hội nghị đã nghe bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc Công ty trình bày về dự án người nhân tạo đầu tiên của ngành nông nghiệp Việt Nam mang tên “Anh Hai Cà Mau”. Việc ra mắt dự án người nhân tạo đã khẳng định vị thế thương hiệu tiên phong, đi đầu về ứng dụng công nghệ số; tiên phong triển khai Martech trong hoạt động truyền thông, xúc tiến bán hàng của Phân bón Cà Mau. Ứng dụng này sẽ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó tạo sự gắn kết và gia tăng hình ảnh thương hiệu Phân bón Cà Mau trong tâm trí khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc Công ty trình bày với Hội nghị về dự án người nhân tạo “Anh Hai Cà Mau”
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Tập đoàn đã biểu dương và đánh giá cao kết quả hoạt mà PVCFC đã đạt được trong năm 2023. Đồng chí nhấn mạnh, kết quả mà PVCFC đã đạt được là rất đáng khích lệ, ấn tượng và toàn diện, đặc biệt là trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động thị trường. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành công chung cũng như cùng Tập đoàn lập nhiều kỷ lục trong năm nay. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cũng đặc biệt đánh giá cao khi Phân bón Cà Mau đã triển khai thực hiện được nhiều công việc mang tính dài hạn trong năm qua. Đó là việc bắt đầu triển khai mở rộng đầu tư phù hợp; đẩy mạnh củng cố các nền tảng kinh doanh và dịch chuyển mô hình kinh doanh tạo ra sự khác biệt… Với kết quả đã đạt được trong năm nay, ông Lê Mạnh Hùng kỳ vọng tập thể PVCFC sẽ tiếp tục phấn đấu, phát huy để hoàn thành mục tiêu quản trị năm 2024 và đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tổng Giám đốc cam kết, Tập đoàn sẽ luôn sát cánh hỗ trợ PVCFC tháo gỡ khó khăn lớn liên quan đến nguồn nguyên liệu, những khó khăn về quản trị; cơ chế chính sách liên quan như Luật thuế 71.
Ông Văn Tiến Thanh và Ông Nguyễn Đức Hạnh đã ký kết Thỏa ước lao động tập thể năm 2024 tại Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Văn Tiến Thanh – Tổng Giám đốc PVCFC đại diện người sử dụng lao động và ông Nguyễn Đức Hạnh – Chủ tịch Công đoàn đại diện người lao động, đã thực hiện ký kết Thỏa ước lao động tập thể năm 2024 dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo và Cán bộ Công nhân viên của Công ty. Cũng trong dịp tổng kết, Phân bón Cà Mau cũng tổ chức vinh danh các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, đóng góp tích cực cho những thành tích của Công ty trong năm 2023.
Ngày 31/10/2023, Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) chính thức được trao Chứng nhận Kỷ lục vận hành an toàn, ổn định hơn 350 ngày ở công suất cao từ Haldor Topsoe. Đây là lần thứ hai Nhà máy Đạm Cà Mau liên tiếp nhận chứng chỉ kỷ lục từ Nhà bản quyền hàng đầu Châu Âu.
Sự kiện với sự tham dự và chủ trì của ông Văn Tiến Thanh – Tổng giám đốc PVCFC, cùng lãnh đạo Nhà máy Đạm Cà Mau và lãnh đạo các phòng/ban, đơn vị của Công ty. Sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tính tiên phong và sự khác biệt của PVCFC trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ từ Nhà bản quyền Haldor Topsoe. Phân bón Cà Mau luôn chú trọng đến công tác tiết giảm mức tiêu hao năng lượng tối đa để đạt chuẩn như các nhà máy phân bón hiện đại trên thế giới. Những nỗ lực vun trồng đều cho quả ngọt xứng đáng, năm 2022 vừa qua, Nhà máy Đạm Cà Mau vinh dự được Nhà bản quyền hàng đầu Châu âu – Haldor Topsoe công nhận thuộc “Top 10% nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” và là nhóm 10% ít ỏi các nhà máy có công suất cao toàn cầu (mà không thực hiện cải tạo lớn).
Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành an toàn, ổn định với công suất tối ưu đặt thêm một mốc son quan trọng trên hành trình chinh phục những đỉnh cao vì một nền nông nghiệp bền vững của PVCFC. Trong suốt 12 năm vận hành, đội ngũ kỹ thuật của Công ty đã không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động để tối ưu công nghệ tạo hạt của Nhà máy Đạm Cà Mau. Trước đó, năm 2022 với việc duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục 45 ngày (giai đoạn từ ngày 07/02/2022 đến 23/03/2022) Phân bón Cà Mau đã trở thành Công ty duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục, ổn định lâu nhất tại các nước nhiệt đới sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi của Nhà bản quyền ToYo (Nhật Bản). Lần thứ hai liên tiếp Nhà máy Đạm Cà Mau nhận chứng chỉ kỷ lục từ Nhà bản quyền Châu u. Việc vận hành liên tục, ổn định gián đoạn là do Bảo dưỡng tổng thể được tiến hành theo kế hoạch dừng khí của cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau định kỳ hàng năm. Ngay khi khởi động lại sau Bảo dưỡng tổng thể (BDTT) 2022 (18/08/2022), Nhà máy Đạm Cà Mau đã duy trì vận hành liên tục (hơn 350 ngày) ở tải cao cho đến trước khi chủ động dừng máy phục vụ bão dưỡng toàn diện 2023 (13/08/2023). Trong khoảng thời gian này, tải Nhà máy Đạm Cà Mau dao động trong mức công suất cao, tối ưu. Đây là mức tải kỷ lục được ghi nhận, tính đến thời điểm hiện tại. Nhà máy Đạm Cà Mau nâng thêm tải chủ yếu dựa vào công tác tối ưu dây chuyền hiện hữu (không thực hiện revamp), đây được xem là thành công lớn đối với tập thể Nhà máy. Thành quả ấn tượng của Chứng nhận Kỷ lục vận hành an toàn, ổn định hơn 350 ngày lần này được góp nên từ nhiều yếu tố trong đó phải kể đến: sự quyết tâm từ ban Lãnh đạo của Phân bón Cà Mau và của Nhà máy Đạm Cà Mau; năng lực và sự nhiệt huyết của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy ở tất cả các mặt từ công tác cải hoán, tối ưu hệ thống công nghệ được thực hiện đúng trọng tâm cho đến kế hoạch bảo dưỡng thực hiện đồng bộ và hiệu quả, đội ngũ vận hành được đào tạo bài bản và có kỹ năng cao,…Tiếp bước các thành công đã đạt được trong thời gian qua, PVCFC và Haldor Topsoe đang phối hợp nghiên cứu để tìm giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hơn nữa hiệu suất và công suất Nhà máy Đạm Cà Mau.
Sau hơn một thập kỷ trưởng thành qua gian khó, với sứ mệnh hoàn thiện bộ sản phẩm dinh dưỡng toàn diện dành cho cây trồng, Phân bón Cà Mau hiện là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón trên cả nước. Chứng nhận Kỷ lục vận hành an toàn, ổn định hơn 350 ngày thêm khẳng định sự trưởng thành và phát triển của Nhà máy Đạm Cà mau cũng như của PVCFC về mặt quản lý cũng như về nỗ lực, thích ứng và linh hoạt của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ Công nhân viên Phân bón Cà Mau trong phụng sự nền nông nghiệp quốc gia, góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam.
Hòa chung không khí chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng ngày 20/10/2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tổ chức chương trình đặc biệt dành đến toàn thể nữ CBCNV và nữ các công ty thành viên. Chị em đã có một ngày tràn đầy niềm vui, ý nghĩa với hoa, quà, lời chúc và sự quan tâm trân trọng từ các anh.
Thường lệ mọi năm, công tác chuẩn bị từ sớm và chu đáo để chị em có một ngày ấn tượng đáng nhớ. Trên tinh thần gắn kết, vui vẻ, tiết kiệm, chương trình năm nay huy động nữ các Khối, Phòng ban, Phân xưởng, Công ty thành viên… tham gia đầy đủ, góp nhiều tiết mục “cây nhà lá vườn” đậm bản sắc riêng. 20/10 trở thành dịp đặc biệt để Ban lãnh đạo, các thành viên nam bày tỏ lòng trân trọng, quý mến đến các nữ đồng nghiệp của mình. Gắn bó qua nhiều giai đoạn thăng trầm, bền bỉ nỗ lực trong sản xuất kinh doanh lẫn phong trào hoạt động khác, lực lượng nữ lao động đã luôn là một phần quan trọng của PVCFC, hiện diện trong thành công của tập thể.
Phụ nữ PVCFC luôn phát huy tốt phẩm chất phụ nữ Việt Nam, vừa năng động nỗ lực hết mình trong công việc vừa hoàn thành tốt vai trò người vợ, người mẹ vun vén tổ ẩm
Tỷ lệ tăng trưởng quá bán trong cơ cấu nhân sự, các chị em cũng mạnh mẽ khẳng định mình ở từng vai trò, cương vị khác nhau. Cứng cỏi, năng nổ chuyên môn nghiệp vụ, lại rất mềm mại, hài hòa trong tương quan, nhiệt tình lan tỏa văn hóa sẻ chia, yêu thương trong nội bộ và hết lòng vì cộng đồng.
Trải qua một năm kinh doanh hết sức khó khăn, PVCFC càng trân quý đội ngũ đã bền bỉ quyết tâm. Trong đó, không thể thiếu dấu ấn của phái nữ tiêu biểu là đầu tàu kinh doanh, chị Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc công ty, người phụ nữ có vai trò quyết định đưa thương hiệu phân bón Cà Mau phát triển mạnh mẽ với hệ thống phân phối rộng khắp và sự thúc đấy mạnh mẽ chuyển đổi số trong kinh doanh.
Chương trình cũng dành thời lượng để các chị em chia sẻ tâm huyết gửi gắm qua những công trình, dự án đạt giải, ứng dụng thực tế cao như: Nghiên cứu giải pháp thiết kế slogan trên bao bì NPK Cà Mau nhằm nâng cao giá trị và nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Phát huy truyền thống Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, nhiều nữ thành viên PVCFC tự tin khẳng định đa nhiệm đa tài. “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xông xáo trên mặt trận kinh doanh sản xuất, trở về nhà vẫn làm tốt vai trò làm vợ làm mẹ, người giữ lửa hạnh phúc, vun đắp gia đình có ích cho xã hội.
Không khí vui vẻ tại buổi lễ với những lời ca và lời chúc tốt đẹp từ Ban lãnh đạo gửi tới chị em phụ nữ
Đại diện phái nam, ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch hội đồng quản trị và ông Văn Tiến Thanh – Thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty đã gửi tới chị em phụ nữ lời chúc tươi vui, khỏe đẹp, ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực đóng góp của chị em vào sự phát triển của PVCFC. Đồng thời lãnh đạo Công ty khẳng định PVCFC tiếp tục tạo điều kiện tối đa để các chị em có thể “làm hết sức, vui hết mình”, ngày càng phát triển, tỏa sáng.
Chiều ngày 09/10/2023, tại buổi Họp mặt Ngày Doanh nhân Việt Nam và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia tỉnh Cà Mau năm 2023, ông Trần Chí Nguyện – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: D C M) đại diện Công ty vinh dự nhận tuyên dương và Bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu” năm 2023 của tỉnh Cà Mau.
Năm 2021 và 2022, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Cà Mau phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2023 tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, khó lường; giá xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao; biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” tỉnh Cà Mau năm 2023 nhằm động viên, khích lệ các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, đang trên đà phục hồi, kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Thời gian qua, Phân bón Cà Mau và các doanh nghiệp ở Cà Mau đồng hành, sát cánh với địa phương thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân. Trên hành trình phụng sự, kiến tạo giá trị cho nền nông nghiệp nước nhà, Phân bón Cà Mau đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, bên cạnh đó Công ty luôn quan tâm tới cộng đồng xã hội.
Chương trình xúc tiến bán hàng “Mùa vàng thắng lớn”
Sau chặng đường 12 năm, Phân bón Cà Mau đã giành tổng kinh phí cho các hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng đến cộng đồng, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên 400 tỷ đồng. Công ty góp phần dựng xây đất nước với 1.485 căn nhà cho người nghèo và gia đình chính sách, 6.350 suất học bổng, 56 công trình trường học, 13 công trình y tế, 22 cây cầu nối đôi bờ, cùng nhiều công trình giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường của doanh nghiệp. Riêng tại tỉnh Cà Mau, PVCFC chú trọng triển khai: xây nhà đại đoàn kết cho người nghèo/cận nghèo/người có công, xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn nối, xây dựng trường học, các chương trình học bổng cho học sinh, sinh viên, các chương trình đền ơn đáp nghĩa như tặng quà nhân dịp tết cổ truyền hàng năm, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh Hùng. Năm 2022 đánh dấu những cột mốc rực rỡ của PVCFC khi doanh thu và lợi nhuận cùng ghi nhận ở mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với tổng doanh thu đã chạm ngưỡng trên 16.000 tỷ đồng, vượt mức doanh thu mục tiêu trong năm 2025 (dự kiến ở mức 15.000 tỷ) của Công ty. Qua 09 tháng đầu năm 2023, sản lượng sản xuất urê quy đổi đạt 708,33 nghìn tấn đạt 106% so cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ urê đạt 671,11 nghìn tấn đạt 108% so cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu ước đạt 9.475,59 tỷ đồng. Phân bón Cà Mau là một doanh nghiệp tiên phong theo định hướng phát triển bền vững, hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, nhất là chính sách cho người lao động. Đến thời điểm này tập thể Phân bón Cà Mau hoàn toàn có thể tự hào về truyền thống nhân văn cũng như những thành tích trong sản xuất kinh doanh. PVCFC đã xây dựng thành công thương hiệu phân bón đầy nghĩa tình, trách nhiệm với đa dạng các hoạt động an sinh xã hội và là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh nhà.
Ngày 25/08/2023 Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM, PVCFC) hoàn thành công tác bảo dưỡng tổng thể (BDTT) định kỳ năm 2023 vượt tiến độ đề ra, nhanh hơn 01 ngày so với kế hoạch. Nhà máy đã chính thức hoạt động trở lại và cho ra sản phẩm Urê đầu tiên vào ngày 27/08/2023.
Năm nay, Nhà máy Đạm Cà Mau thực hiện bảo dưỡng sửa chữa với hơn 2.600 hạng mục lớn nhỏ. Trong quá trình bảo dưỡng, tất cả hạng mục đều được bám sát, thậm chí vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra. Công tác bảo dưỡng tổng thể đã diễn ra thuận lợi và hoàn thành mục tiêu “An toàn – Chất lượng – Tiến độ – Hiệu quả”.
Để đạt được thành quả đó là nhờ vào nỗ lực của toàn thể đội ngũ CBCNV Phân Bón Cà Mau, các đối tác nhà thầu. Để chuẩn bị cho bảo dưỡng năm nay đội ngũ Phân Bón Cà Mau đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bước lập kế hoạch, rất nhiều hội thảo chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về bảo dưỡng được Nhà máy Đạm Cà Mau tổ chức. Bên cạnh đó là tinh thần đoàn kết sáng tạo, nỗ lực bền bỉ của đội ngũ, sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chuyên môn giúp Phân bón Cà Mau hoàn toàn tự chủ được tiến độ và chất lượng.
Đây đã là kỳ BDTT thứ 12 của Nhà máy Đạm Cà Mau, máy móc hoạt động đã nhiều năm vậy nên độ khó khăn và phức tạp là rất cao. Đặc biệt năm nay Nhà máy thực hiện bảo dưỡng sửa chữa nhiều hạng mục quan trọng trong đó có xử lý điểm rò hạng mục đường găng E06101. Đội ngũ kỹ sư đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp, thực hiện sử dụng khí Heli tìm kiếm điểm rò một cách nhanh chóng và chính xác nhất để xử lý và hoàn thành vượt tiến độ hạng mục E06101. Một thành quả đáng ghi nhận dựa trên sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều phương án triển khai. Bên cạnh đó là năng lực tốt của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, và đã nhiều lần tham gia công tác BDTT những năm trước đây.
Kỳ BDTT thường niên cũng là khoảng thời gian để các kỹ sư nắm được tình trạng máy móc thiết bị, nhằm đưa ra các giải pháp bảo dưỡng sửa chữa để máy móc hoạt động hiệu quả qua thời gian dài. Đây cũng là khoảng thời gian ấp ủ và nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần tiết kiệm chi phí vận hành, cũng như thúc đẩy tinh thần lao động sáng tạo của CBCNV Phân bón Cà Mau.
Nhà máy chính thức chạy lại máy vào sáng ngày 26/08/2023 và cho ra sản phẩm Urê đầu tiên sau bảo dưỡng vào ngày 27/08/2023. Thành công của kỳ BDTT Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2023 khi hoàn thành vượt tiến độ đã đóng góp rất tích cực vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân bón Cà Mau đảm bảo nguồn cung phân bón các dòng sản phẩm chất lượng cao như Urê hạt đục và NPK công nghệ Polyphosphate phục vụ bà con vụ đông xuân sắp tới.
Tính đến 22/08/2023, kỳ bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2023 đã đi được một nửa chặng đường, đây là giai đoạn cao điểm khi các hạng mục chính đều đang bảo dưỡng, sửa chữa. Những ngày này trên công trường rất nhộn nhịp, toàn thể CBCNV Phân Bón Cà Mau đang cố gắng hết mình, phát huy tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết và trách nhiệm cao để cùng hướng tới mục tiêu bảo dưỡng “An toàn – Tiết kiệm – Tiến độ – Hiệu quả”.
Toàn bộ CBCNV Nhà máy Đạm Cà Mau chuẩn bị kỹ lưỡng cho bảo dưỡng tổng thể 2023.
Các kỹ sư kiểm tra, đảm bảo đánh giá chính xác tình trạng của máy móc thiết bị.
TGĐ PVCFC ông Văn Tiến Thanh tới thăm, động viên tinh thần CBCNV Nhà máy Đạm Cà Mau.
Ban chỉ đạo công trường báo cáo TGĐ Văn Tiến Thanh về tình hình triển khai bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau.
TGĐ Văn Tiến Thanh yêu cầu Ban chỉ đạo bảo dưỡng tổng thể (BDTT) và các tổ chuyên môn đảm bảo an toàn tuyệt đối, bám sát tiến độ và xử lý các hạng mục phát sinh theo đúng quy định.
Những nụ cười tươi vơi đi mệt mỏi và áp lực công việc.
GĐ Nhà máy Đạm Cà Mau ông Nguyễn Duy Hải đề nghị các tổ chuyên môn tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn, bám sát tiến độ, nỗ lực đạt hiệu quả trong kỳ bảo dưỡng năm nay.
Nhà máy Đạm Cà Mau trong thời gian bảo dưỡng tổng thể.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiến hành bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2023 từ ngày 15/08-28/08/2023. Tập thể Phân bón Cà Mau nỗ lực bảo dưỡng Nhà máy An toàn – Chất lượng – Tiến độ – Hiệu quả.
Đây đã là lần bảo dưỡng thứ 12, một hoạt động thường niên quan trọng của Công ty. Phân bón Cà Mau chọn khoảng thời gian bảo dưỡng trùng với thời điểm dừng cấp khí ngoài giàn và thời điểm thấp vụ của người nông dân. Do có sự chuẩn bị, nắm bắt được cung cầu nên lượng hàng dự trữ đủ để cung ứng thị trường, phục vụ bà con.
Ngay từ những ngày giữa tháng 07, Nhà máy Đạm Cà Mau đã bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo về công tác an ninh, an toàn, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, toàn bộ CBCNV đang nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung “An toàn – Chất lượng – Tiến độ – Hiệu quả” trong đợt bảo dưỡng năm 2023.
Ông Nguyễn Duy Hải – Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau đã có chỉ đạo tại những buổi hội thảo, ông nhấn mạnh “An toàn là mục tiêu hàng đầu của bảo dưỡng tổng thể năm 2023. Các đơn vị phải cùng nhau đoàn kết, thống nhất hành động, phải thật quyết liệt hướng tới mục tiêu đạt được chất lượng, bám sát tiến độ, hành động có hiệu quả, trên cơ sở an toàn”.
Nhà máy Đạm Cà Mau đã trải qua một thời gian dài hoạt động, nhiều trang thiết bị cần thay thế, bảo trì kỹ lưỡng, nhất là trong các hạng mục chính, yêu cầu sự chuẩn bị phải thật chi tiết, kỹ lưỡng. Năm 2023, Nhà máy dự kiến bảo dưỡng khoảng 2.600 hạng mục lớn, nhỏ.
Với nỗ lực học hỏi, không ngừng nâng cao chuyên môn và khả năng tự chủ công nghệ, đội ngũ kỹ sư PVCFC ngày càng tự tin, tự chủ hoàn thành các hạng mục mà không cần sự trợ giúp từ chuyên gia bên ngoài.
Đặc biệt sự tự chủ trong công tác bảo dưỡng đối với các hạng mục phức tạp như: đường Găng bảo dưỡng sửa chữa E06101, trung tu máy nén K04421, K04441, K06101… đã đánh dấu bước trưởng thành mạnh mẽ của năng lực cá nhân và thế mạnh cải tiến sáng tạo của PVCFC. Đó là thành quả của quá trình rèn luyện, nỗ lực học hỏi, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều kỳ bảo dưỡng của đội ngũ PVCFC. Hiện nay, toàn bộ CBCNV của nhà máy tập trung, nỗ lực hết mình để thực hiện tốt nhất từng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ đề ra. Không khí khẩn trương hiện rõ toàn Nhà máy Đạm Cà Mau. Ông Nguyễn Đắc Tuyên – P.GĐ nhà máy Đạm Cà Mau – Chỉ huy trưởng Công trường năm 2023 cho biết, tập thể Nhà máy Đạm Cà Mau chủ động tâm thế, tập trung cẩn trọng cả trước, trong và sau bảo dưỡng.
Về nguồn hàng phân bón phục vụ bà con nông dân, từ đầu tháng 08 đến nay, Phân bón Cà Mau đã cung ứng ra thị trường hơn 100.000 tấn các loại, trong đó: có hơn 60.000 tấn Urê và gốc Urê các loại, hơn 30.000 tấn NPK Cà Mau các loại, gần 20.000 tấn các sản phẩm khác như DAP, Kali, N.Humate+TE và Hữu Cơ Cà Mau phục vụ nhu cầu của hệ thống các cấp, bà con nông dân trong nước và Campuchia. Ngoài lượng hàng trên, Phân bón Cà Mau cũng đã chuẩn bị sẵn hơn 100.000 tấn sản phẩm các loại tại các kho khu vực, đảm bảo đủ cung ứng phục vụ nhu cầu của hệ thống và bà con nông dân trong thời gian tới. Nhà máy dự kiến hoàn thành bảo dưỡng ngày 28/08/2023 và sẽ tiếp tục hoạt động ổn định, cung cấp sản phẩm ra thị trường, nhất là các dòng phân bón chất lượng cao như Urê hạt đục, NPK sử dụng công nghệ Polyphosphate phục vụ bà con.
Nhiều năm nay, mô hình trình diễn phân bón mới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) được đón nhận nồng nhiệt vì giúp trúng mùa, tiết kiệm chi phí tốt mà lợi nhuận cũng cải thiện đáng kể. Bổ sung thêm NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate với nhiều tính năng nổi trội hơn, thương hiệu này tiếp tục tạo hứng thú cho người trồng cây ăn trái ở vùng ĐBSCL.
Mùa vàng cây trái cho bà con Tây Nam Bộ
Lan tỏa mô hình thành công từ phân bón công nghệ đi đôi kỹ thuật tân tiến đã được PBCM cùng ban ngành các địa phương triển khai tích cực, mang lại kết quả kép về mùa vụ lẫn tư duy canh tác mới cho hàng triệu hộ nông. Trong đó, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate trở thành tâm điểm của hội thảo tổng kết và tọa đàm “Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại TP.Mỹ Tho, Tiền Giang ngày 9/8/2023.
Đến tham dự chương trình có Ông Trịnh Công Minh– Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang; Ông Nguyễn Tấn Quốc – Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông và Dịch Vụ Nông Nghiệp tỉnh Tiền Giang; Bà Võ Thị Anh Tâm – Phó Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông và Dịch Vụ Nông Nghiệp tỉnh Tiền Giang; Gs.Ts Nguyễn Bảo Vệ – Giảng viên Ưu tú – Chuyên gia nông nghiệp; Ts. Võ Hữu Thoại – Viện Trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam. Đại diện PVCFC có ông Lâm Văn Thông – Phó Giám đốc Dự án Phát triển Sản phẩm mới và Giải pháp Dịch vụ Nông nghiệp – Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau; hơn 350 nông dân cùng các đại lý của PBCM tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre và các khu vực lân cận.
Tổng kết từ 22 mô hình tại ĐBSCL, 08 mô hình tại Tiền Giang, các dòng Phân bón Cà Mau thế hệ mới thuyết phục chuyên gia và người dùng bởi bộ 3 chất lượng – giá cả phù hợp – công nghệ tiên tiến. Nhìn chung công dụng trọn vẹn cho cả cây từ sinh trưởng, phát triển đến thu hoạch: Hàm lượng đạm cân đối sẽ rất thích hợp bón cho giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch của cây ăn trái và cây công nghiệp, giúp trái lớn nhanh, lá xanh, dày và nhiều chồi khỏe, tăng năng suất cho cây trồng, Cây cứng cáp, lá to dày, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ ra hoa kết trái cao và trái to bóng, màu sắc đẹp bắt mắt, hạn chế sinh trưởng đọt non, tăng hấp thu dinh dưỡng vào trái, củ và hạt, tăng năng suất cho cây trồng; thúc trái lớn nhanh, chín tập trung hơn, trái chắc ruột và đậm đà vị tự nhiên.
Đặc biệt, chỉ cần bón ít nhưng sản lượng tăng đáng mừng. Dùng sản phẩm phân bón NPK Cà Mau sẽ giảm sâu bệnh hại đi đôi hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, trái cây ĐBSCL ngon thơm nay đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP nên tăng ưu thế cạnh tranh. Chi phí tiết giảm mà nông sản bán được giá nên lợi nhuận nhiều hơn, bà con vô cùng phấn khởi.
Tham gia mô hình từ năm 2021, đến nay hộ chị Nguyễn Thị Hồng Vân (Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang) thực sự hái mùa vàng với vườn thanh long 2.000m2. So phần đối chứng trồng truyền thống năng suất 9,16 tấn mà tỷ lệ trái loại 1 chỉ 5,9%, vườn thực nghiệm cho chị 10 tấn với tỷ lệ trái loại 1 tới 66,9%.
Cũng chọn PBCM cho cây thanh long của mình, nhà nông Châu Văn Quý (Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo, Tiền Giang) mùa này thu lợi 56 triệu với 19 tấn trái, trong đó tỷ lệ loại 1 đến 79%. Kết quả có cách biệt xa với trồng đối chứng chỉ lời 36 triệu từ 17 tấn trái.
Bổ sung hoàn hảo cho bộ giải pháp dinh dưỡng
Đó là 2 trong số nhiều nông dân ham thích sản phẩm tốt, thay đổi tư duy canh tác hiện đại đã tham gia trải nghiệm giải pháp dinh dưỡng mới độc quyền của PVCFC. NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate có lượng đạm cao trên 20%, phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây và nhiều vùng thổ nhưỡng. Phát huy ưu điểm trước, bổ sung thêm những tính năng nổi trội trên thị trường.
NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại, công suất 300.000 bởi nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha). Từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là một quy trình chi tiết hoàn chỉnh, đảm bảo độ mịn tan nhanh và không cô đặc, tạo yếu tố N cao và P hữu hiệu cao.
Hạt to tròn bóng láng dễ bảo quản và ít gây bụi khi sử dụng. Độ cứng cao, độ ẩm thấp rất dễ phối trộn và tan hoàn toàn sau khi bón không để lại cặn. Mỗi hạt NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate khi vào đất sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, trọn vẹn mà không kết tủa gây chua như nhiều loại NPK khác.
Theo các chuyên gia, dòng phân bón mới này của PVCFC còn giúp cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, đặc biệt là yếu tố vi lượng. Sử dụng lâu dài vẫn không ảnh hưởng môi trường, hợp xu thế nông nghiệp xanh mà chúng ta luôn theo đuổi.
Theo Theo ông Lâm Văn Thông – Phó Giám đốc Dự án Phát triển Sản phẩm mới và Giải pháp Dịch vụ Nông nghiệp – Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, với hàng loạt tính năng nổi trội và hợp thời, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate sẽ được bà con đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình hội thảo, mô hình thực nghiệm. Phân bón Cà Mau cũng sẵn sàng các chiến lược đồng hành để lan tỏa giá trị canh tác bền vững cho bà con khắp vùng miền Việt Nam.
Vượt qua những khó khăn và thách thức, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) ghi nhận kết quả sản xuất và kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 vượt chỉ tiêu được giao, trong đó đặc biệt là chỉ tiêu sản lượng kinh doanh nhờ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”.
PVCFC thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức. Đầu tiên, giá phân bón vẫn trong xu hướng giảm (bình quân giảm 30% – 40% so với 2022) và hiện vẫn đang duy trì ở mức thấp, trong khi đó, chi phí nguyên liệu khí thì tăng cao hơn so với kế hoạch do giá dầu FO duy trì ở mức cao, làm cho giá thành sản xuất không cạnh tranh với đa số các nguồn hàng từ các khu vực có sản xuất u rê đi từ khí thiên nhiên.
Hơn nữa tình hình lạm phát của kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của FED đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào từ nguồn hoá thạch tăng lên cao, tác động rất lớn đến chi phí giá thành và làm giảm hiệu quả SXKD của đơn vị sản xuất phân bón trong nước nói chung và PVCFC nói riêng. Bên cạnh đó là các vấn đề về cạnh tranh với phân bón nhập ngoại ngày càng gay gắt; tình trạng dư cung phân bón nói chung và phân bón NPK nói riêng; nông sản đầu ra của nông nghiệp không mấy triển vọng … cũng tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD của Phân bón Cà Mau trong 6 tháng đầu năm 2023.
Ngoài ra, chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu theo Quyết định số 529 của Tổng giám đốc Tập đoàn giao phấn đấu là những chỉ tiêu thách thức nhất từ trước tới nay của PVCFC, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đầu vào – đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước trong 6 tháng đầu năm gặp muôn vàn khó khăn. Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo PVCFC đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị triển khai các mũi chiến lược trọng yếu, kế hoạch SXKD đến từng CBCNV để thấu hiểu, đoàn kết và cùng chung mục tiêu, phấn đấu đạt được kế hoạch được giao. Với nỗ lực bằng cách triển khai nhiều giải pháp linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, PVCFC đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, nộp ngân sách so với Nghị quyết HĐTV giao (NQ501) và quyết định giao kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn (QĐ 529).
Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu thấp vụ tại hầu hết các khu vực, giá phân bón liên tục điều chỉnh giảm, PVCFC vẫn kiên trì mục tiêu: tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm của Phân bón Cà Mau, giữ vững thị phần tại thị trường mục tiêu và xâm nhập những thị trường mới. Với mục tiêu kép đó, PVCFC đã liên tục cân đối và điều chỉnh chính sách bán hàng linh hoạt, triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến bán hàng mang thương hiệu Phân bón Cà Mau: “Mùa vàng thắng lớn”; các chương trình flash sale; tặng phân bón dùng thử; tặng ấn vật phẩm… Ngoài ra, PVCFC đã chủ động, nhạy bén tìm kiếm được thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng urê tiêu thụ ước đạt 460 nghìn tấn, vượt kế hoạch được giao (trong đó xuất khẩu ước đạt 160 nghìn tấn đi các nước Campuchia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Chilê,…). Tuy nhiên, do giá bán bình quân giảm 14% so với kế hoạch trong khi giá khí tăng 8,8% so với kế hoạch dẫn đến chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm của PVCFC đạt thấp hơn so với kế hoạch và cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác vận hành sản xuất Nhà máy Đạm Cà Mau được đảm bảo hiệu quả, an toàn, ổn định với công suất urê bình quân từ đầu năm đến nay khoảng 113%-114% so với thiết kế. Bên cạnh đó, sản xuất urê chức năng đáp ứng kế hoạch kinh doanh, và phân xưởng NPK vận hành theo đơn đặt hàng, bám sát nhu cầu của thị trường. PVCFC cũng đang ráo tiết chuẩn bị cho công tác BDTT Nhà máy trong tháng 8/2023 với tổng hạng mục dự kiến thực hiện là 2.395 hạng mục.
Về các công tác khác như: 20 đề án tối ưu hóa để tiết giảm tiêu hao, tối ưu năng suất thiết bị, máy móc, nâng công suất; nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất urê, NPK; nghiên cứu sản phẩm mới; hoàn thiện hệ thống quản trị; xâu dựng cơ sở dữ liệu Datawarehouse; công tác xây dựng Văn hoá doanh nghiệp; Chuyển đổi số… tiếp tục được PVCFC quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Dự báo trong 6 tháng cuối năm, những khó khăn tương tự như giai đoạn 6 tháng đầu năm sẽ tiếp tục là thách thức đối với việc hoàn thành kế hoạch năm 2023 của PVCFC, đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận). Mặc dù vậy, toàn thể CBCNV PVCFC quyết tâm cố gắng đưa ra nhiều giải pháp trong quản trị, giải pháp trong sản xuất, kinh doanh, phấn đấu nỗ lực hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Song song đó, PVCFC cũng kiến nghị lên Quốc hội về việc sớm thông qua phương án sửa đổi, bổ sung Luật 71/2014/QH13, đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế 0% để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngày 13/6 tại TP Cà Mau, đoàn công tác của Thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) do đồng chí Nguyễn Long Hải – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đảng uỷ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Đức Phong – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối và các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, lãnh đạo các Ban của Đảng ủy Khối. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Lê Mạnh Hùng – Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV Tập đoàn cùng các đồng chí lãnh đạo các Ban/Văn phòng Tập đoàn. Về phía PVCFC có đồng chí Văn Tiến Thanh – Bí thư Đảng uỷ, Tổng giám đốc; đồng chí Trần Ngọc Nguyên – Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT cùng các đồng chí trong cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, đại diện các Ban PVCFC.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình làm việc của Thường trực Đảng ủy Khối tại một số Đảng ủy trực thuộc của Đảng bộ Tập đoàn về kết quả công tác nửa nhiệm kỳ 2020-2025, qua đó nhằm nắm bắt thực tiễn tình hình tại các tổ chức Đảng, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, những kiến nghị đề xuất cần giải quyết, góp phần để Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thật sự đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ trong doanh nghiệp. Đồng chí Văn Tiến Thanh, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty đã báo cáo với đoàn công tác những nội dung trọng tâm Đảng uỷ Công ty đã thực hiện trong thời gian qua: Việc phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết của Đảng bộ Khối và Đảng bộ Tập đoàn tại đơn vị; Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2020-2025 đến thời điểm hiện tại, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025; những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các Nghị quyết và giải pháp, bài học kinh nghiệm…
Báo cáo cho biết, trong nửa nhiệm kỳ qua, Đảng uỷ Công ty đã nghiên cứu, triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Tập đoàn; cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của các tổ chức Đảng trong Đảng bộ, cụ thể, quán triệt nghiêm túc, sát tình hình thực tế của từng đơn vị, từ đó các chủ trương, nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, Đảng viên và người lao động trong toàn Đảng bộ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ V, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng ủy Công ty đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và hoàn thành đạt vượt mức các chỉ tiêu về công tác tổ chức xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Công tác sản xuất kinh doanh của Công ty ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, thể hiện rõ qua 5 chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng tài sản, Nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế và Thu nhập bình quân của người lao động. Một điểm nhấn nổi bật của Đảng uỷ PVCFC trong giai đoạn vừa qua là công tác xây dựng Văn hóa PVCFC và thực hiện Chuyển đổi số trong toàn Công ty. Đảng ủy Công ty tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng song hành và làm nền tảng để phát triển Phân bón Cà Mau. Sau quá trình xây dựng kiến tạo văn hóa nền tảng, Công ty đã chuyển giao giai đoạn định hình văn hóa bản sắc, chuyển từ giai đoạn “Tái tạo văn hóa PVCFC” sang giai đoạn “Phát triển văn hóa PVCFC” cho phù hợp với bối cảnh mới. PVCFC tiếp tục duy trì các hoạt động hoạt động làm mới bản thân trên 4 phương diện thể chất, trí tuệ, tình cảm, tinh thần; Tiếp tục triển khai các lớp chương trình đào tạo về “7 thói quen hiệu quả” nhằm liên tục nhắc nhớ CBCNV về những giá trị nền tảng trong việc hình thành văn hóa tại PVCFC.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy Khối và Đảng ủy Tập đoàn về thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng 2030, Đảng ủy Công ty đã ban hành Nghị quyết số 371-NQ/ĐU, ngày 25/4/2022 về thực hiện chuyển đổi số tại Công ty đến năm 2025, định hướng 2030. Trong những năm qua, PVCFC đã đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và được đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu trong công tác số hóa và đang trong quá trình triển khai chuyển đổi số… Đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Khối và các đồng chí trong đoàn công tác đã trao đổi, định hướng, gợi mở cho đơn vị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; tiếp tục quan tâm công tác dân vận, thực hiện tốt quy định cơ sở; tăng cường gắn kết với địa phương; vấn đề an toàn môi trường; sâu sát, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng uỷ Khối, Đảng uỷ Tập đoàn…
Đồng chí Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Thành viên HĐTV Tập đoàn đã báo cáo với đoàn công tác về kết quả Hội nghị sơ kết điểm của Đảng uỷ PVCFC được tổ chức buổi sáng cùng ngày, đồng thời có những đánh giá sâu sát về những kết quả mà Đảng uỷ Công ty đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua. Theo đó, Đảng uỷ Công ty đã lãnh đạo mọi mặt và đạt kết quả toàn diện, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cấp trên đề ra; PVCFC đã thể hiện rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước và là điển hình về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp uỷ trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, đồng chí Phạm Xuân Cảnh nhắc lại về ba bài học kinh nghiệm từ Đảng uỷ PVCFC: Ý thức, nhận thức sâu sắc của cấp uỷ Đảng; chú trọng công tác cán bộ và nêu gương của cấp uỷ Đảng; xây dựng VHDN và thực hiện Chuyển đổi số. Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Lê Mạnh Hùng – Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh về tư duy lãnh đạo nổi bật của cấp uỷ Đảng bộ PVCFC. Điều đó được thể hiện qua các yếu tố: tinh thần vượt khó; tinh thần sáng tạo, đặc biệt là trong nghiên cứu phát triển, tối ưu hoá công nghệ, thiết bị nhà máy; về việc đối diện và quản trị sự thay đổi; nắm bắt xu thế và ứng dụng công nghệ, triển khai đồng bộ trên cơ sở dự báo các xu hướng. Đồng chí đánh giá, cùng với tư duy nổi bật đó cộng với ý thức về công tác Đảng đã làm nên thành công của đơn vị, góp phần vào thành công chung của Đảng bộ Tập đoàn trong giai đoạn vừa qua.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Long Hải – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW đánh giá, kết quả mà Đảng uỷ PVCFC đạt được trong nửa nhiệm kỳ là rất ấn tượng và toàn diện, đạt vượt các chỉ tiêu đề ra về chỉ tiêu công tác xây dựng Đảng, công tác SXKD. Đồng chí ghi nhận, điểm qua những điểm mới ấn tượng trong triển khai công tác tại Công ty như: học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong xây dựng VHDN với bộ quy tắc ứng xử, 7 thói quen hiệu quả; về CĐS trong kinh doanh và quản trị kinh doanh; công tác nghiên cứu khoa học rất điển hình… Những yếu tố này góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh doanh nghiệp. Đồng chí Nguyễn Long Hải mong muốn, qua các nội dung trao đổi, gợi ý của đoàn công tác sẽ giúp cho Đảng uỷ đơn vị triển khai các mặt công tác tốt hơn trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ. Trong đó, đồng chí chú ý đến các nội dung sau: Cập nhật quy chế cán bộ; chiến lược công ty; công tác đầu tư; công tác sinh hoạt Chi bộ,…
Phát biểu đáp từ, đồng chí Văn Tiến Thanh thay mặt Đảng uỷ Công ty cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ Khối DNTW trong giai đoạn vừa qua. Đảng uỷ Công ty sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, gợi ý của đoàn công tác và triển khai trong giai đoạn tới. Đồng chí Văn Tiến Thanh mong sẽ tiếp tục nhận sự quan tâm chỉ đạo, định hướng để Đảng bộ Công ty càng phát triển, vững mạnh trong thời gian tới.
Trong 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu chính sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể, sản lượng sản xuất urê quy đổi đạt 474,35 nghìn tấn (105% so kế hoạch 6 tháng, 55% kế hoạch năm, bằng 104% so cùng kỳ 2021). Sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 432,38 nghìn tấn (115% so kế hoạch 6 tháng, 56% kế hoạch năm và bằng 103% so cùng kỳ 2021).
Ban lãnh đạo Công ty Phân bón Cà Mau luôn tìm kiếm những giải pháp để hỗ trợ bà con nông dân.
Những kết quả này được trình bày tại Hội nghị Sơ kết công tác Đảng, công tác sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 tại Đảng bộ PVCFC.
Kết quả, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của PVCFC ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, vượt 82% so với kế hoạch 6 tháng và đạt 91% kế hoạch năm, vượt 91% so cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.451,09 tỷ đồng, vượt hơn nhiều so kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 297,85 tỷ đồng, đạt 440% so kế hoạch 2022. Các nguyên nhân chính đến từ chủ trương “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục, thông suốt; đồng thời giá phân bón liên tục duy trì ở mức cao do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Nga-Ukraine.
Mặc dù theo cơ chế quản lý doanh nghiệp, PVCFC phải xây dựng giá bán theo giá bình quân của 4 thị trường thế giới, tuy nhiên, Ban lãnh đạo Phân bón Cà Mau luôn tìm kiếm những giải pháp để hỗ trợ bà con nông dân thông qua các chương trình bỏ phiếu tặng quà, quay số trúng thưởng, hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý… để giảm gánh nặng về vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Với việc thực thi nhiều giải pháp thì dù giá khí tăng theo giá dầu nhưng mức tăng giá phân bón cao hơn nên đã tác động tích cực vào việc hoàn thành chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận của PVCFC. Ngoài ra PVCFC cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ hàng tự doanh và các sản phẩm mới khác.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Góp phần không nhỏ vào những kết quả trên, trước hết là sự vận hành an toàn ổn định của Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất trung bình lũy kế đến nay đạt 111% so thiết kế. Thời gian qua, Nhà máy cũng đã tích cực triển khai các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất urê và NPK.
Nhà máy Đạm Cà Mau.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo PVCFC cũng đặc biệt linh hoạt trong việc triển khai các phương án xuất khẩu trong các thời điểm nhu cầu nội địa giảm sút, lượng tiêu thụ nội địa chậm, tồn kho tăng cao. Từ đó, đã nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường không chỉ với dòng sản phẩm urê mà với các dòng sản phẩm khác như: NPK, OM Cà Mau, góp phần hoàn thành các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Tổng sản lượng urê xuất khẩu 6 tháng của PVCFC đạt hơn 200 ngàn tấn đi Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh. Đó là một số thị trường truyền thống mà Phân bón Cà Mau có thế mạnh.
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2022, PVCFC đã đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các đề tài/nhiệm vụ khoa học công nghệ như: Nghiên cứu đa dạng hóa bộ công thức NPK chuyên dùng cho cây lúa, cây công nghiệp; Nghiên cứu hoạt chất sinh học, phân bón vi sinh, giải pháp tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm, nghiên cứu các chất cải tạo đất và môi trường sinh vật trong đất; Nghiên cứu về các giải pháp canh tác và dịch vụ nông nghiệp tiến tới phát triển mảng dịch vụ theo định hướng chiến lược… Mục tiêu ưu tiên của công tác nghiên cứu và phát triển là đưa ra các dòng sản phẩm phân bón mới có giá trị cao hơn, giá thành cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người nông dân cũng như hệ thống phân phối, bảo đảm hiệu quả kinh tế và quy mô kinh doanh ở từng thị trường.
Không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, PVCFC đã nhanh chóng thích ứng, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị, bán hàng, các hoạt động tiếp thị truyền thông nhằm tiết giảm chi phí hoạt động và tương tác sâu rộng tới hệ thống phân phối các cấp. Cụ thể là tối đa hóa việc sử dụng, khai thác các nền tảng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh như hệ thống ERP, DMS, app 2Nong, hệ thống CRM…
Bên cạnh những điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, PVCFC còn là doanh nghiệp nổi bật trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng. Đây cũng là một trong những chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, thân thiện với bà con nông dân mà PVCFC đang thực hiện rất hiệu quả trong những năm qua. Trong 6 tháng đầu năm, PVCFC đã phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau lập kế hoạch triển khai hỗ trợ xây dựng xây dựng 200 căn nhà Đại đoàn kết cho người dân tỉnh Cà Mau; xây dựng 6 công trình giao thông nông thôn (cầu, đường) giúp cho người dân và các em học sinh di chuyển thuận tiện, an toàn; hệ thống đèn chiếu sáng đường nông thôn; triển khai tặng quà Tết cho người nghèo nhân dịp Tết Nhâm Dần năm 2022 trong chương trình đền ơn đáp nghĩa với tổng kinh phí 15 tỷ đồng; đồng thời, khánh thành bàn giao đưa vào sử dụng Trung tâm Giáo dục cộng đồng tại tỉnh Hải Dương; xây mới và hỗ trợ xây dựng nhiều trường tiểu học tại Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Thanh Hóa… với tổng chi phí đã thực hiện gần 4,5 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp Quỹ phát triển Thanh niên triển khai chương trình Khởi nghiệp nông nghiệp nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nói riêng.
Tăng tốc trong 6 tháng cuối năm
Những tháng cuối năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng lên trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi, đồng nghĩa với việc giá tất cả hàng hóa sẽ tăng lên và sức mua của các hộ gia đình sẽ giảm và chịu tác động nặng nề. Tình hình chiến sự Nga-Ukraine cùng các chính sách trừng phạt kinh tế, cấm vận cũng sẽ tiếp tục đẩy giá dầu, giá năng lượng lên cao làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu dự báo sẽ gây ra những tác động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; giá nông sản chưa được cải thiện nhiều trong khi chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao tiềm ẩn nguy cơ nông dân giảm canh tác hoặc chuyển đổi sang sử dụng phân bón giá rẻ kém chất lượng.
Trước những đánh giá thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô nêu trên, Ban lãnh đạo PVCFC đã có những dự báo, đánh giá, cập nhật vào mục tiêu kế hoạch, điều hành sản xuất kinh doanh cụ thể trong những tháng còn lại năm 2022. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là bảo đảm Nhà máy Đạm Cà Mau được vận hành hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất đối với các loại sản phẩm hiện tại (urê và NPK); triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời chuẩn bị tốt công tác Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy, bảo đảm duy trì nguồn cung sản phẩm thị trường trong nước trong thời gian bảo dưỡng.
Thời gian này, PVCFC cũng sẽ tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ; đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu. Hoàn thiện Hệ thống quản trị, tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường của Phân bón Cà Mau. Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống ERP cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được doanh nghiệp đề ra, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với công tác triển khai chuyển đổi số và ERP của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Đồng thời, tiếp tục phối hợp Petrovietnam để triển khai thực hiện phương án tái cấu trúc PVCFC phù hợp đề án tái cấu trúc Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đặc biệt, trong thời gian này, PVCFC cũng như các nhà sản xuất phân bón tại Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, bám sát các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội để kiến nghị sửa Luật thuế 71/2014/QH13 này nhằm sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Ngày 20/04/2023 , tại Hà Nội, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị (VIOD) trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 05 năm thành lập. Đồng hành cùng VIOD Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) khẳng định luôn nâng cao nhận thức, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất trong Quản trị Công ty, cùng các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập mạng lưới phát triển bền vững.
Ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đại diện PVCFC tham dự Lễ kỷ niệm VIOD năm 2023 với chủ đề “Building Better Values”. Trên suốt hành trình 12 năm hình thành và phát triển, Ban lãnh đạo PVCFC cam kết thực hiện Quản trị Công ty theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời nâng cao vị trí xếp hạng của doanh nghiệp trong các chương trình đánh giá về Quản trị Công ty.
Vai trò Hội đồng Quản trị rất quan trọng trong việc hiểu đúng những điều cần làm, xây dựng cơ chế để quản trị tốt có thể thực hành thường xuyên, từ các qui trình thường nhật đến những cải cách quan trọng. Lợi ích từ quản trị tốt sẽ kiến tạo nên một sự phát triển bền vững, từ đó tạo ra rất nhiều cơ hội mới, khơi thông vốn. Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp đang lo lắng vì thiếu vốn, nỗi lo vốn có chi phí cao có thể dẫn đến tình huống các chủ doanh nghiệp phải “bán mình”. Thiếu vốn hiện nay là một thách thức rất lớn trong hoạt động đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
Ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đại diện PVCFC tham dự Lễ kỷ niệm VIOD năm 2023 với chủ đề “Building Better Values”.
Tuy vậy, cơ hội vẫn rộng mở cho các doanh nghiệp thực sự quản trị tốt. Ban lãnh đạo PVCFC hòa mình cùng với VIOD với tư duy sáng tạo ngay lúc này để cùng chọn chiến lược khôn ngoan, đó là sử dụng thời gian quí báu, khẩn trương đầu tư cho quản trị tốt. Những chương trình và hành động cụ thể chuyển mình, thay đổi căn bản trong quản trị là chiến lược quan trọng cần thiết ngay lúc này để đưa ra giải pháp về vốn và tận dụng cơ hội tích lũy lớn cho một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tại PVCFC cũng đang triển khai thực hành ESG – Môi trường, Xã hội và Quản trị, nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, đảm bảo uy tín và nâng cao thương hiệu Phân bón Cà Mau. Tiến trình này mang đến nhiều cơ hội hơn, từ những lợi ích về tài chính như mở rộng cơ hội thu hút vốn đầu tư hay những giá trị kinh tế lâu dài về duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, đảm bảo uy tín và nâng cao giá trị thương hiệu. HĐQT và Ban lãnh đạo Công ty hiện đang xem xét, định hướng áp dụng thực hiện các tiêu chí ESG tại Phân bón Cà Mau trong thời gian tới như: văn bản hóa, chia sẻ mục tiêu, phương pháp triển khai thực hiện đến đội ngũ CBNV theo các tiêu chí, hệ thống, chuẩn mực quốc tế,…
Đồng hành cùng VIOD và hoạt động ý nghĩa khác, Hội đồng Quản trị PVCFC đưa ra các cam kết lớn về quản trị tốt, xây dựng các cơ chế và chương trình hành động cụ thể. Hành trình “Người nuôi dưỡng” khẳng định quyết tâm “Nỗ lực không ngừng – Thay đổi phát triển” chung tay kiến tạo ngành nông nghiệp bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Ngày 12/6, tại Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) tổ chức thành công phiên họp Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023.
Tham dự có ông Lê Xuân Huyên – Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam – PVN) – cũng là đại diện cho cổ đông lớn của Công ty, về phía PVCFC có: ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), ông Văn Tiến Thanh – thành viên (TV) HĐQT – Tổng Giám đốc (TGĐ), cùng thành viên HĐQT, Ban TGĐ, Ban Kiểm soát, lãnh đạo các ban chuyên môn trực thuộc Công ty. Cùng dự phiên họp có các cổ đông, cá nhân nhận ủy quyền, đại diện cho 80,71 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại diện Công ty TNHH Deloitte Việt Nam – đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của PVCFC tham dự.
Đoàn chủ tọa phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên PVCFC 2023
Tại phiên họp, Ban quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành PVCFC đã trình bày các Báo cáo/tờ trình: Báo cáo tình hình SXKD năm 2022 và chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2023; Báo cáo của HĐQT năm 2022, phương hướng hoạt động năm 2023; Báo cáo của Ban kiểm soát năm 2022, kế hoạch hoạt động năm 2023 và lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2023; Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ, chia cổ tức năm 2022 và Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023; Báo cáo tiền lương, tiền thưởng, thù lao và lợi ích khác năm 2022 của Ban quản lý, Điều hành và kế hoạch năm 2023 của HĐQT, Ban Kiểm soát; Trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; Trình sửa đổi/bổ sung hợp đồng mua bán khí với Petrovietnam; Bầu cử thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát.
Năm 2022, trước bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới biến động bất thường với nhiều khó khăn, thách thức, PVCFC với việc chuẩn bị tốt về nền tảng công nghệ thông tin, các giải pháp quản trị điều hành, nền tảng văn hóa doanh nghiệp phát triển trên nền tảng 7 thói quen hiệu quả, tập thể đoàn kết và thống nhất cao cùng với sự thuận lợi khi giá bán tăng cao, PVCFC đã triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 được ĐHĐCĐ giao và hoàn thành đạt cao kỷ lục.
Ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch HĐQT Công ty phát biểu tại đại hội
Năm 2022, PVCFC đạt tổng doanh thu hợp nhất 16.241 tỷ đồng, là năm đầu tiên vượt chỉ tiêu doanh thu trên 16.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế là 4.586 tỷ đồng, là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của PVCFC. Song song với việc đảm bảo SXKD, PVCFC còn là một doanh nghiệp tiên phong theo định hướng phát triển bền vững, ứng xử đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, nhất là chính sách cho người lao động. PVCFC luôn tạo môi trường để người lao động phát huy năng lực; ngoài việc thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, Công ty cũng tập trung đào tạo về văn hóa, 7 thói quen hiệu quả, xây dựng khung năng lực và phát triển đội ngũ chuyên gia, quản lý. PVCFC đã hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng và đưa vào áp dụng, tiếp tục theo dõi đánh giá và điều chỉnh để hài hòa, tạo động lực, tạo công bằng cho tất cả CBCNV…
Cũng từ định hướng phát triển bền vững, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty luôn dành một phần kinh phí thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Trong năm 2022, PVCFC đã dành hơn 40 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn như điện chiếu sáng, cầu, đường, hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường… Xây dựng nhà tình nghĩa, đại đoàn kết cho các hộ gia đình chính sách, sẻ chia cùng nông dân vùng thiên tai, lũ lụt vượt qua khó khăn trong cuộc sống, phục hồi canh tác. Công ty cũng duy trì quỹ học bổng “Phân bón Cà Mau – Hạt ngọc mùa vàng” hơn 10 năm nay.
Đặc biệt với mong muốn thúc đẩy tạo động lực và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục, các tổ chức đoàn thể PVCFC đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa thiết thực mang thương hiệu, văn hóa, bản sắc Phân bón Cà Mau như: chương trình chia sẻ sách, tặng tủ sách; buổi tham quan chia sẻ hướng nghiệp cho học sinh các trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau; chung tay xây dựng hệ sinh thái đào tạo; tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo; thực hiện dự án trồng 300.000 cây xanh trong giai đoạn 2022-2024 góp phần bảo vệ môi trường, giữ đất, giữ nước.
Phó TGĐ PVN – Lê Xuân Huyên ghi nhận, biểu dương thành tích đồng thời cam kết PVN tạo điều kiện về nguồn khí cho PVCFC
Với kết quả tích cực nêu trên, ĐHĐCĐ PVCFC đã thông qua mức chia cổ tức 30% vốn điều lệ tương đương 3.000 đồng/cổ phiếu.
Bước sang năm 2023 với dự báo nhiều khó khăn, thách thức lẫn cơ hội cho cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Công ty tiếp tục đặt ra kế hoạch 2023 với tổng doanh thu 13.458 tỷ đồng và 1.458 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong đó, chỉ tiêu sản xuất 882 nghìn tấn urê quy đổi, 160 nghìn tấn NPK. Về sản lượng kinh doanh, urê dự kiến 760 nghìn tấn, các sản phẩm từ gốc urê 100 nghìn tấn, NPK 160 nghìn tấn và phân bón tự doanh 211 nghìn tấn.
Sau khi nghe các báo cáo/tờ trình, tại phần thảo luận, Đoàn Chủ tịch phiên họp đã trả lời nhiều câu hỏi mà các cổ đông đặt ra, xung quanh các nội dung về hoạt động SXKD, phương hướng, chiến lược phát triển và hợp đồng khí của Công ty thời gian tới… ĐHĐCĐ cũng đã xem xét, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu điện tử thông qua các báo cáo/tờ trình với số tỷ lệ đồng thuận cao. Đại hội đã nhất trí tái bổ nhiệm ông Văn Tiến Thanh là Thành viên HĐQT – Tổng giám đốc Công ty và bầu ông Lê Cảnh Khánh làm Kiểm soát viên Công ty.
Phát biểu tại phiên hợp ĐHĐCĐ, ông Văn Tiến Thanh – Tổng giám đốc PVCFC chia sẻ về 6 nhóm mục tiêu trọng tâm của Công ty: Sản xuất, Kinh doanh, Nghiên cứu phát triển, Hợp tác đầu tư mở rộng kinh doanh, Phát triển nguồn nhân lực và Chuyển đổi số. Trong đó, ông nhấn mạnh về vấn đề vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau đảm bảo hiệu quả, an toàn, ổn định; đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện các hạng mục cải hoán, tối ưu hóa, nâng cao công suất, nâng cao hiệu suất, tạo thêm giá trị. Đồng thời cải tiến, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng tính khác biệt của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Ông Văn Tiến Thanh tiếp tục được bổ nhiệm là TV.HĐQT – TGĐ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
Về hoạt động kinh doanh, ông đề nghị tiếp tục duy trì hiệu quả các thị trường truyền thống và phát triển mạnh mẽ việc kinh doanh quốc tế; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng nông nghiệp xanh như NPK hòa tan, phân bón lá bên cạnh hữu cơ vi sinh, các giải pháp canh tác công nghệ cao… Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động SXKD, quản trị, truyền thông giúp Công ty vận hành hiệu quả, góp phần gìn giữ môi trường, tiên phong xanh hoá nền nông nghiệp nước nhà.
Về tầm nhìn trung và dài hạn, PVCFC phấn đấu tăng trưởng sản lượng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6 – 10%/năm, cải thiện tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 5 -10%/năm; phấn đấu đến năm 2025, PVCFC là một trong năm đơn vị có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.
Phát biểu tại phiên họp, thay mặt Ban lãnh đạo Petrovietnam, ông Lê Xuân Huyên – Phó Tổng Giám đốc chúc mừng, ghi nhận và biểu dương những thành tích nổi bật mà PVCFC đã đạt được, cũng như đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2022 đầy khó khăn, thách thức.
Ông Lê Xuân Huyên đã có những chia sẻ với các cổ đông về vấn đề nguồn khí, giá khí cho Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành sản xuất. Với kết quả bỏ phiếu 100% từ cổ đông cho tờ trình sửa đổi/bổ sung hợp đồng mua bán khí với Tập đoàn sẽ tăng thêm cơ sở pháp lý cho PVCFC về nguồn cung cấp khí và giá khí trong thời gian tới.
Nhân đại hội, đại diện cổ đông lớn Petrovietnam mong muốn các quý cổ đông tiếp tục đồng hành, ủng hộ PVCFC để thực hiện đạt các mục tiêu chiến lược, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững, hài hòa lợi ích các bên. Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên nhận định, năm 2023, dịch chuyển năng lượng sẽ là thách thức và cũng là cơ hội để Công ty lập thêm nhiều thành tích mới. Ông tin tưởng, với truyền thống đoàn kết, đồng lòng, Ban lãnh đạo PVCFC sẽ tiếp tục dẫn dắt, chèo lái con thuyền PVCFC với nhiều giải pháp hữu hiệu, tận dụng tốt những cơ hội, vượt qua thách thức đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Trong bối cảnh thị trường phân bón khó lường do chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế – chính trị thế giới, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Sự linh hoạt trong điều hành của ban lãnh đạo giúp PBCM vượt khó
Duy trì ổn định tiêu thụ trong nước
Tại Việt Nam thời gian qua giá phân bón sản xuất trong nước cũng có những biến động theo giá thế giới. Điều này đặt doanh nghiệp trong ngành vào những thách thức về khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, chỉ tính riêng Urê, tổng công suất thiết kế của các nhà máy trong nước đạt trên 2,3 triệu tấn cao hơn nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, hai nước có năng lực sản xuất lớn là Trung Quốc và Nga đã mở cửa trở lại, nhu cầu trong nước thấp khiến nguồn cung dư thừa.
Đối mặt với hoàn cảnh đó, Phân bón Cà Mau đặt ra mục tiêu giữ vững thị phần trong nước và tìm kiếm doanh thu từ xuất khẩu. Các kế hoạch tập trung tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất tại thị trường mục tiêu trong nước TNB, ĐNB -TN và thị trường xuất khẩu Campuchia đã được triển khai và mang lại hiệu quả. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp được duy trì ổn định, sản phẩm ra thị trường đều đặn tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận với NPK Cà Mau chất lượng cao. Tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh với hệ thống DMS, chia sẻ thông tin nông nghiệp hữu ích trên ứng dụng 2Nong. Thực hiện thành công các chương trình xúc tiến bán hàng như “Mùa Vàng Thắng Lớn”, “Bí Kíp Vàng”, truyền thông kịp tới nông dân từ đó tăng lượng khách hàng trung thành, duy trì được giá trị thương hiệu.
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ 05 tháng đầu năm đạt 385 nghìn tấn phân bón, vượt 28% so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt chỉ riêng tháng 05/2023 đã tiêu thụ 92 nghìn tấn, vượt 41% so với kế hoạch. Trước đó, năm 2022 Phân bón Cà Mau cũng đạt thành tích sản xuất kinh doanh ấn tượng khi tổng doanh thu lên đến 16.240,76 tỷ đồng, thực hiện 112% so với kế hoạch, vượt mức doanh thu mục tiêu trong năm 2025 (15.000 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4321,08 tỷ đồng, thực hiện 118% kế hoạch, tăng 137% so với cùng kỳ. Đó là thành quả từ những nỗ lực của tập thể lãnh đạo, CBCNV PVCFC khi đoàn kết, đồng lòng và thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi từ bên ngoài.
Phân bón Cà Mau nỗ lực khai thác triệt để xuất khẩu
Linh hoạt trong điều hành, nỗ lực khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu
Trong bối cảnh nhu cầu phân bón năm 2022 của Việt Nam suy giảm mạnh nhất từ trước đến nay (dự kiến 30%-35% so với năm 2021), Phân bón Cà Mau đã chủ động tìm ra lối thoát thông qua xuất khẩu. Năm 2022, sản lượng phân bón xuất khẩu của Phân bón Cà Mau đạt mức kỷ lục, hơn 400.000 tấn, chiếm gần 50% sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Đây là một thành tích đáng tự hào, cho thấy năng lực và nỗ lực của tập thể PVCFC. Tính đến hết quý I/2023, doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu hơn 100.000 tấn phân bón. Việc nhanh nhạy nắm bắt cơ hội xuất khẩu đã giúp công ty giảm tồn kho, mang lại doanh thu tốt, đứng vững trước những biến động.
Phân bón Cà Mau luôn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch theo tình hình thị trường, duy trì nhà máy sản xuất an toàn ổn định, tiết giảm chi phí tối ưu; chú trọng chiều sâu ở công tác quản trị và kiểm soát rủi ro. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, truyền thông. Ban lãnh đạo Công ty không ngừng nỗ lực, thực hiện nhiều quyết sách nhằm giảm thiểu thiệt hại do tác động tiêu cực, khách quan từ bên ngoài.
Khó khăn vẫn chưa qua và ngành phân bón sẽ còn nhiều áp lực. Tuy nhiên với tâm thế luôn chủ động ứng phó, thay đổi để phát triển, Phân bón Cà Mau tập trung nguồn lực sẵn sàng cho những bước đi vững chắc và hiệu quả, trong đó mảng xuất khẩu tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) vừa thông báo tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 vào ngày 12/06/2023 tại hội trường Công ty, đường Ngô Quyền, phường 1, TP.Cà Mau.
Thích ứng linh hoạt – vượt qua khó khăn
Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới liên tục biến động đã gây ra nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên bằng chiến lược “Thích ứng linh hoạt – Đổi mới sáng tạo”, PVCFC đã vững vàng vượt qua khó khăn và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.
Trong năm 2022, nhà máy Đạm Cà Mau ghi thêm một dấu mốc mới khi sản lượng Urea cán mốc 9 triệu tấn. Sản lượng sản xuất Urea trong năm đạt 918,08 nghìn tấn, thực hiện bằng 102% kế hoạch, đạt 102% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, phân xưởng NPK cũng đi vào sản xuất thương mại năm đầu tiên và sản lượng đạt 115,03 nghìn tấn cao hơn 139% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng tiêu thụ cũng đạt con số đáng ghi nhận khi lượng tiêu thụ Urea đạt 844,08 nghìn tấn, thực hiện bằng 106% so với kế hoạch và đạt 113% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng tiêu thụ NPK đạt 83,67 nghìn tấn, đánh dấu sự xâm nhập thị trường của NPK Cà Mau trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh NPK uy tín và lâu đời.
Năm 2022 đánh dấu những cột mốc rực rỡ của PVCFC khi doanh thu và lợi nhuận cùng ghi nhận ở mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 16.240,76 tỷ đồng, thực hiện 112% so với kế hoạch, tăng 62% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tổng doanh thu đã vượt mức doanh thu mục tiêu trong năm 2025 (15.000 tỷ) của Công ty. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 4.321,08 tỷ đồng, thực hiện bằng 118% kế hoạch, tăng 137% so với cùng kỳ. Đó là thành quả từ những nỗ lực không ngừng trong việc tiêu thụ cũng như hưởng lợi từ việc giá bán tăng cao, bên cạnh đó triển khai chuỗi các hoạt động tối ưu hoá nguồn lực, linh hoạt trong quản trị điều hành. Các con số xuất hiện đã thêm một lần khẳng định năng lực tài chính vững mạnh của Công ty.
Đặt nguồn lực là kim chỉ nam cho phát triển, Phân bón Cà Mau tập trung cao độ công tác điều hành, quản trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ ở các mặt hoạt động, tiết kiệm làm lợi hơn 209 tỷ đồng. Danh hiệu “Top 10% Nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” do Haldor Topsoe công nhận và “Top 10% Nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” từ TOYO cùng nhiều giải thưởng uy tín khác đã minh chứng cho trí tuệ sáng tạo, nỗ lực vận hành vì lợi ích chung.
Công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm và duy trì. Hành trình vì cộng đồng vẫn đang được doanh nghiệp viết tiếp những trang mới tại nhiều địa phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế, giáo dục, công trình công ích, khắc phục hậu quả của thiên tai dịch bệnh…những giá trị ấy không chỉ dừng ở vật chất, mà còn mang theo giá trị tinh thần, lan toả năng lượng tích cực đến với xã hội.
Nỗ lực không ngừng– Thay đổi để phát triển – Mang lợi ích tới các cổ đông
Ban lãnh đạo PVCFC xác định năm 2023 là năm bản lề với nhiều thách thức xen lẫn cơ hội. Để tiếp tục hoạt động hiệu quả đảm bảo lợi ích của cổ đông, khách hàng, tập thể CBCNV nỗ lực phát huy tinh thần sáng tạo, sức mạnh nội tại, sẵn sàng thay đổi để phát triển, không ngừng nỗ lực vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới, ghi dấu bằng những sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm tối ưu hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm của PVCFC.
PVCFC có những mục tiêu trọng tâm bao gồm: Tối ưu hóa hoạt động nhà máy; kinh doanh hiệu quả các thị trường truyền thống và tiến mạnh kinh doanh phân bón quốc tế; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng nông nghiệp xanh như NPK hòa tan, phân bón lá bên cạnh hữu cơ vi sinh, các giải pháp canh tác công nghệ cao… Bên cạnh giữ vững các định hướng phát triển, PVCFC hướng mục tiêu tới hợp tác đầu tư mở rộng kinh doanh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, truyền thông giúp Công ty vận hành hiệu quả, góp phần gìn giữ môi trường, tiên phong xanh hoá nền nông nghiệp nước nhà. Tầm nhìn trung và dài hạn, doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng sản lượng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6 – 10%/năm, cải thiện tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 5 -10%/năm phấn đấu đến năm 2025, PVCFC là một trong năm đơn vị có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.
Đại hội cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau năm 2023 được tổ chức ngày 12/06/2023 tại hội trường công ty, đường Ngô Quyền, phường 1, TP. Cà Mau. Tập thể CBCNV bày tỏ quyết tâm cao độ, đoàn kết thực hiện đúng với cam kết, để xứng đáng với sự tín nhiệm mà toàn thể cổ đông, khách hàng, đối tác đã dành cho. Phân Bón Cà Mau
Tiếp tục tôn vinh thành tích khách hàng, ngày 31/05 tại TP HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) trao 7 xe bán tải cho các đại lý C2 xuất sắc nhất. Đây là những khách hàng hoạt động mạnh, đạt doanh số tiêu thụ lớn nhất và tích cực đưa các sản phẩm Phân bón Cà Mau chất lượng cao đến với đông đảo người tiêu dùng.
Năm nay nhà nông vào vụ trong lo toan giá vật tư, thị trường các nơi thu hẹp, giá bán và thời tiết hạn dài mưa ít. Nhưng với nỗ lực tự thân, các cơ quan ban ngành liên quan hỗ trợ, nhà nông nhìn chung đã đi đúng hướng, vượt qua khó khăn và thu gặt thêm mùa vàng.
Là thương hiệu gắn bó nhà nông suốt 12 năm qua, Phân bón Cà Mau luôn sát sao đồng hành toàn diện nhiều mặt như: cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng với đa dạng các sản phẩm chất lượng, tổ chức hội thảo, hội nghị, tương tác trên cánh đồng đi vào đời sống, tài trợ vật tư, khuyến mãi…. Qua hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, công ty đưa sản phẩm tốt, các lợi ích cộng thêm đến khách hàng một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất.
Quy tụ nhận thưởng tại TP HCM, các đại lý C2 xuất sắc đợt này đến từ Lâm Đồng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An đã có thêm cơ hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, thành công. Thời gian qua trước bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, họ đã cùng toàn hệ thống nỗ lực cung ứng hàng triệu bao NPK Cà Mau, Kali Cà Mau, phân bón hữu cơ, Đạm bổ sung chức năng… giúp nhà nông chinh phục Mùa Vàng Thắng Lớn, đạt sản lượng cao, giá bán tốt và lợi nhuận khả quan hơn một số năm qua.
7 giải xe bán tải cho các khách hàng tích cực là niềm vui, là hiệu quả kinh doanh nhưng theo các đại lý chia sẻ, hơn hết là niềm tự hào vì đã làm tốt vai trò nối dài sứ mệnh của Phân bón Cà Mau: Cung ứng chuỗi sản phẩm phù hợp với đa dạng cây trồng và vùng thổ nhưỡng khác nhau, từ miền Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đến Tây Nam Bộ.
Qua đó, nông dân khắp nơi dễ dàng chọn đúng giải pháp dinh dưỡng toàn diện mà giá thành hợp lý, năng suất cao – chi phí giảm, thụ hưởng đầy đủ ưu đãi, lợi ích cộng thêm; biết sản xuất theo chuỗi liên kết tăng giá trị canh tác và cùng phát triển nông nghiệp bền vững.
Chọn canh tác thông minh và phân bón chính hiệu, bà con nhiều nơi đã có một mùa bội thu ấn tượng với cây công nghiệp (cà phê, cao su…), cây ăn trái giá trị cao (sầu riêng, măng cụt…), gạo lúa hoa màu và cây ăn trái khác. Năm 2022 với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng, chương trình “Mùa Vàng Thắng Lớn” vừa hỗ trợ nông dân vượt giai đoạn khó khăn canh tác hiệu quả, vừa gia tăng lợi ích và niềm vui với quà tặng thiết thực giá trị gồm vàng 99,99 và điện thoại Sam sung thông minh.
Phát huy nỗ lực vì nhà nông tiến chắc vụ mùa mới, PVCFC nâng tầm “Mùa Vàng Thắng Lớn 2023” ở quy mô, thời lượng và giá trị. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của hệ thống đại lý phân phối tín nhiệm khắp nơi. Đây chính là cánh tay đắc lực nối dài, cùng Phân bón Cà Mau vun đắp thành công của nhà nông.
Ông Lê Tiến Hùng – Trưởng Ban Marketing chia sẻ thêm về chính sách đại lý và nhà nông trong giai đoạn thị trường khó khăn: “Bên cạnh giải xuất sắc nhất, công ty còn rất nhiều phần thưởng cho những nỗ lực tương xứng khác và sẵn sàng các chính sách đồng hành công bằng, hấp dẫn dành đến khách hàng, người đồng hành”.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) vừa công bố BCTC quý 1 năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Trước thách thức và cơ hội thị trường, Công ty chủ động, nỗ lực hết mình đồng hành cùng bà con nông dân cho vụ mùa thắng lớn.
Kết thúc quý 1 năm 2023, theo BCTC vừa được Phân Bón Cà Mau công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.829 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng doanh thu bán urê là 2.290 tỷ đồng, chiếm 81% trong cơ cấu tổng doanh thu, chủ yếu đến từ hoạt động trong nước với 1.405 tỷ đồng, giảm 11% và hoạt động xuất khẩu giảm 60% xuống còn 884 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính công ty mẹ, và báo cáo hợp nhất quý 1 năm 2023 của Phân bón Cà Mau giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân như: doanh thu bán hàng của công ty mẹ giảm hơn 34% so với cùng kỳ năm 2022 vì giá bán phân bón giảm mạnh; chi phí giá vốn hàng bán tăng hơn 2,54%, chi phí bán hàng tăng 55,7% làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp công ty mẹ và hợp nhất giảm hơn 84% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và ngành dầu khí, kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, giá phân bón liên tục giảm và quý 1 thường là thời điểm thấp vụ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty như vừa qua.
Tuy nhiên, ngoại trừ năm 2022 do ảnh hưởng bởi cung cầu và giá phân bón tăng kỷ lục, vậy nếu so sánh với cùng kỳ quý 1 năm 2020 hoặc gần hơn là quý 1 năm 2021 thì sản lượng tiêu thụ tương đương; giá khí tăng 54%, giá bán tăng 45%, doanh thu urê tăng 49%; lợi nhuận trước thuế tăng 61% so với cùng kỳ 2023. Điều đó khẳng định, quý 1 năm 2023, Phân bón Cà Mau đã ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Từ đầu năm đến nay, việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Phân bón Cà Mau vẫn tiếp tục duy trì và tăng trưởng ổn định, thị trường phân bón đã quay trở lại thời kỳ bình thường mới. Công ty đặt mục tiêu phát triển trên cơ sở điều hành sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, kịp thời quản trị rủi ro, kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại từ các tác động tiêu cực, biến động giá, sản lượng, nhu cầu thị trường… tận dụng tốt các cơ hội, dư địa để tăng trưởng.
Với Phân bón Cà Mau gắn liền với câu chuyện tiên phong kiến tạo, bền bỉ vun dưỡng, nỗ lực lan tỏa chuỗi giá trị bền vững cho nông dân, nông nghiệp và cộng đồng. Từ những khởi đầu gian nan, bước chân càng đi càng cứng cỏi để trưởng thành, phát triển và chiếm giữ vai trò quan trọng trong ngành phân bón.
Tiếp nối sự thành công của năm 2022 khi Phân bón Cà Mau nâng công suất vận hành tối đa xưởng Urê lên 115%-116%, xưởng Ammonia lên 114,2%. Công ty phấn đấu sản xuất Urê quy đổi là 950 nghìn tấn, NPK 200 nghìn tấn, tiếp tục xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai các đề án giúp đạt được chỉ tiêu Tập đoàn giao.
Vụ lúa Đông Xuân này nông dân vui mừng khi lúa trúng mùa, được giá, doanh nghiệp xuất khẩu an tâm với các đơn hàng xuất khẩu và tiếp cận thêm các thị trường tiềm năng để khẳng định chất lượng, thế mạnh và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện bà con đang chuẩn bị cho mùa vụ tới.
Thị trường vẫn những có những điểm sáng khi mà trong những tháng gần đây, nông sản đã rộng cửa xuất khẩu, được mùa được giá, điều này khiến nông dân phấn khởi, an tâm tái đầu tư sản xuất. Về lâu dài điều này sẽ tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm bớt áp lực tồn kho.
Bên cạnh các sản phẩm chủ lực sẵn có như urê, NPK Cà Mau, ngay trong vụ Hè Thu này Phân Bón Cà Mau nhanh chóng chủ động sẵn sàng nhập khẩu những loại phân bón tốt nhất từ thương hiệu quốc tế về phục vụ bà con trong nước. Công ty đã hoàn thiện bộ sản phẩm chất lượng cao chuẩn bị cung cấp cho hệ thống đại lý và bà con nông dân Việt Nam.
Với mong muốn giới thiệu bộ sản phẩm NPK chất lượng cao tới đông đảo bà con và nhằm hỗ trợ tối đa lợi ích nhà nông, năm nay Phân bón Cà Mau tiếp tục triển khai trương trình khuyến mãi “Mùa vàng Thắng lớn” với tổng giá trị lên tới 25 tỷ đồng. Theo đó, khi chọn NPK Cà Mau, bà con có cơ hội trúng hàng nghìn giải thưởng ấn tượng, gồm thẻ nạp giá trị và nhiều chỉ vàng 4 số 9 hấp dẫn. Chương trình diễn ra từ ngày 15-3-2023 đến hết 28-2-2024.
Những thành tựu, vượt khó khăn qua 12 năm xây dựng và phát triển đã được Phân Bón Cà Mau đúc rút, đạt được kết quả đó phần lớn sự ủng hộ tín nhiệm của cổ đông, khách hàng và hàng triệu nhà nông cả nước. Đây là nguồn động viên vô tận cho toàn thể cán bộ, kỹ sư, người lao động Phân bón Cà Mau luôn “Nỗ lực không ngừng – Thay đổi phát triển” cho một tương lai phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Hành trình 06 năm tái tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) bước qua giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa nền tảng sang văn hóa bản sắc. “Làm thế nào để Văn hóa doanh nghiệp phát huy hiệu quả trong công tác quản trị” là nội dung lớn được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm đặc biệt, để định hướng triển khai cụ thể thời gian tới.
Sáng ngày 04/04/2023, PVCFC phối hợp với trường Doanh nhân Pace, thực hiện buổi tọa đàm với chủ đề “Làm thế nào để Văn hóa doanh nghiệp phát huy hiệu quả trong công tác quản trị” nhằm cùng trao đổi và đưa ra đường hướng cụ thể trong triển khai thực hiện.
Tọa đàm do Đoàn Chủ tọa gồm 02 chuyên gia từ Trường doanh nhân Pace: ông Vũ Đức Trí Thể, ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn và 02 lãnh đạo của PVCFC: ông Trần Ngọc Nguyên – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty và ông Văn Tiến Thanh – Thành viên Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Công ty, cùng chủ trì. Tọa đàm với sự tham dự của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Ban, đơn vị, phòng, xưởng, đại diện Công ty Bao bì Dầu khí Bạc Liêu, Minimart, công đoàn, đoàn thanh niên, các chuyên gia Công ty, tổ thực hiện triển khai văn hóa doanh nghiệp và hơn 200 Cán bộ Công nhân viên, người lao động tại PVCFC.
Hành trình văn hóa PVCFC
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp. Đây là nét đặc trưng riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Để cạnh tranh, đối thủ có thể sao chép chiến lược, sản phẩm, quy trình cho đến bí quyết công nghệ… song thứ không thể sao chép được là những giá trị văn hóa, tinh thần của doanh nghiệp. Vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hành trình tạo nên sự khác biệt của Phân Bón Cà Mau.
Ban lãnh đạo PVCFC đã thực hiện một cuộc cách tân trong tư duy về chiến lược phát triển của mình, bằng việc thực hiện đề án Tái tạo Văn hóa doanh nghiệp PVCFC. Năm 2016, cùng với sự tư vấn từ trường Doanh nhân Pace, Phân Bón Cà Mau chính thức bắt đầu hành trình tái tạo văn hóa của riêng mình.
Hành trình ấy là sự kế thừa thành công những nét văn hóa đặc trưng của PVCFC từ những ngày đầu thành lập, đồng thời nhận diện và tái tạo những nét giá trị khác đang tồn tại để hình thành nên Văn hóa bản sắc của PVCFC.
Trong những năm đầu Phân bón Cà Mau tập trung củng cố xây dựng Văn hóa nền tảng với việc lấy yếu tố con người làm trọng tâm, dựa trên các
Chương trình như “7 thói quen hiệu quả”, “Quản trị cuộc đời” và ”Lãnh đạo với tốc độ niềm tin”. Chương trình “7 Thói quen hiệu quả” là một trong những điểm nhấn trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại PVCFC, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực từ thể chất đến tư duy, hành xử của Cán bộ Công nhân viên.
Tại Phân Bón Cà Mau, người lao động được tạo điều kiện đổi mới liên tục, cân bằng trên bốn phương diện “Thể chất – Trí tuệ – Tinh thần – Tình cảm”. Sau khi xây dựng vững chắc văn hóa nền tảng, PVCFC tiếp tục hành trình bằng cách định hình và hoàn thiện Văn hóa bản sắc của riêng mình.
Văn Hóa Doanh Nghiệp phát huy hiệu quả trong công tác quản trị
Cho tới nay Phân bón Cà Mau đang sống với Văn hóa bản sắc, tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp hàng đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón”, sứ mệnh “Góp phần đảm bảo nguồn cung phân bón và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng” và 04 giá trị cốt lõi: Tiên phong – Trách nhiệm – Ân cần – Hài hoà. Đây được coi là “đặc sản” để Phân bón Cà Mau không lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong buổi tọa đàm với sự dẫn dắt của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các diễn giả trường Doanh nhân Pace, các cá nhân và đại diện từ các tổ chức, đoàn thể của PVCFC đã cùng nhau chia sẻ về những câu chuyện diễn ra trong quá trình cùng đồng hành vào hành trình tái tạo, xây dựng và phát triển văn hóa PVCFC. Những thực thể trực tiếp nói về câu chuyện cải thiện từ sức khỏe, văn hóa, sản xuất và phát triển thị trường kinh doanh nhờ vào các giá trị của văn hóa PVCFC đã mang lại, cùng với đó là những kiến nghị, đóng góp để Văn hóa doanh nghiệp tại PVCFC phát huy hiệu quả và thành công hơn.
Lãnh đạo truyền cảm hứng, động lực để Cán bộ Công nhân viên làm theo, từ đó lan tỏa ra cộng đồng. Xây dựng văn hóa tại PVCFC đã nhìn thấy chuỗi giá trị mang lại nhiều “trái ngọt” trong từng Cán bộ Công nhân viên, lan tỏa đến khách hàng, đến bà con nông dân.
Kết thúc buổi tọa đàm, ông Văn Tiến Thanh – Tổng Giám đốc PVCFC khẳng định văn hóa Phân bón Cà Mau là nhân tố tích cực nâng đỡ chiến lược phát triển Công ty. Tại PVCFC, con người là trọng tâm phát triển tiếp theo của văn hóa. Mỗi Cán bộ Công nhân viên cùng hoàn thiện, tạo nên những đột phá. Đây là chất keo tạo nên Văn hóa doanh nghiệp. PVCFC đẩy mạnh công tác phát triển hệ giá trị cốt lõi nhằm biến chúng thành lợi thế cạnh tranh nội tại, đủ sức vượt qua những khó khăn, thử thách của thị trường và phát triển bền vững với sứ mệnh mà PVCFC đã lựa chọn.
Tổng Giám đốc kêu gọi sự chung tay góp sức từ các tổ chức chính trị xã hội: công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,… cùng nhau chăm lo cho Người Lao động, cùng xây dựng và phát triển hệ giá trị cốt lõi vì sự phát triển bền vững của Công ty. Các ban/đơn vị cùng Ban lãnh đạo triển khai các hoạt động sống với văn hóa bản sắc tại đơn vị, đưa hệ giá trị cốt lõi của PVCFC vào các hoạt động thường ngày để trờ thành kim chỉ nam trong mọi hành xử, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngày 29/03/2023 tại trụ sở chính, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tổ chức đối thoại trực tiếp với hơn 50 cán bộ, Đoàn viên thanh niên ưu tú đại diện cho đoàn thanh niên đơn vị. Bí thư Đảng ủy – Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh dự và phát biểu chỉ đạo.
Mang chủ đề “Thanh niên PVCFC thể hiện khát vọng sáng tạo trong lao động và sống với văn hóa bản sắc Phân bón Cà Mau”, chương trình khẳng định tài năng và vai trò quan trọng của những người trẻ trong phát triển tổ chức, lan tỏa mạnh mẽ văn hóa bản sắc phong phú bấy lâu nay. Chiếm phần đông trong tổng cơ cấu hàng nghìn nhân sự, ĐTN đã luôn là bộ phận tiên phong, năng nổ, đầy nhiệt huyết và máu lửa trong mọi hoạt động triển khai. Từ công tác chuyên môn, nghiên cứu sáng tạo, học hỏi thi đua hay rèn luyện thể chất tinh thần, lực lượng
Ý thức nâng cấp bản thân, họ còn không ngừng góp vào bề dày thành tích Phân bón Cà Mau với hàng trăm công trình hữu dụng năng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, gia tăng lợi ích cho công ty và kiến tạo giá trị vì nhà nông, vì nông nghiệp Việt Nam. Trước thời kỳ mới mà cơ hội đan xen thách thức, thanh niên PVCFC thẳng thắn chia sẻ hoài bão và trăn trở. Hơn 50 Đoàn viên ưu tú đến từ đủ các bộ phận, phòng, xưởng, nhà máy của PVCFC khiến cho hệ câu hỏi đa sắc màu và vô cùng thú vị.
Là gương điển hình của sự tiên phong thay đổi để phát triển, với ý chí lớn, Tổng giám đốc Văn Tiến Thanh khuyến khích và sẵn lòng lắng nghe từng tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên. Qua chia sẻ chân thành, cởi mở của người đầu tàu, nhiều vấn đề ý nghĩa, nội dung lớn được khơi mào, thỏa lòng người tham dự. ĐTN tự hào thành tựu và song song nhắc nhớ năm hành động “Nỗ lực không ngừng – Thay đổi phát triển”. Từ công việc đi vào đời sống, lãnh đạo khẳng định PVCFC luôn sát cánh tạo điều kiện để tối ưu nguồn tài sản trí tuệ. Đoàn viên thanh niên sẽ ngày một hoàn thiện hơn về trí tuệ, tâm đức, hạnh phúc và tiến xa hơn
Hỏi – đáp hào hứng liên tục, trao đổi thảo luận trên tinh thần xây dựng đóng góp khiến chương trình đầy sức hút đến phút cuối. Tất cả chung một mục tiêu hướng về là sự phát triển vững vàng của tổ chức nói riêng trong sự phát triển bền vững của nông nghiệp nước nhà nói chung. Toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên đồng lòng triển khai 5 nhiệm vụ – mục tiêu cơ bản của Phân bón Cà Mau, bao gồm: Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ; Tích cực chuyển đổi số; Đẩy mạnh chiến lược marketing; Nâng cao hiệu suất, công suất Nhà máy; Phát triển nguồn nhân lực. Lấy con người làm trọng tâm, thanh niên là ngọn cờ đầu, PVCFC khẳng định đường hướng đúng đắn và thành tựu vượt trội khi đặt niềm tin, cơ hội vào nguồn nhân lực trẻ xông pha, nhiệt huyết.
Tổng giá trị chương trình lên tới 21 tỷ đồng, “Mùa Vàng Thắng Lớn 2023” của Phân Bón Cà Mau đã chính thức BẮT ĐẦU!!!
Cụ thể, khi chọn mua NPK Cà Mau, bà con có cơ hội nhận ngay phiếu may mắn để tham dự quay số may mắn “Mùa Vàng Thắng Lớn 2023” với hàng loạt giải thưởng giá trị: 80.000 giải may mắn nhiều mệnh giá, lên tới 500.000đ – nạp thẳng vào điện thoại bà con khi trúng giải. 1344 giải vàng, mỗi giải là 01 chỉ vàng nhẫn 99,99 siêu hấp dẫn.
CÁCH THỨC THAM GIA rất đơn giản: Bà con tìm phiếu may mắn trong các bao NPK Cà Mau. Trên mỗi phiếu may mắn có in 01 mã số may mắn. Bà con gửi mã số may mắn đó tới Phân Bón Cà Mau theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Gửi tin nhắn theo cú pháp: PBCM gửi 6089. (1.000đ/tin nhắn). Cách 2: Quét mã QRcode hoặc truy cập website https://khuyenmai.pvcfc.com.vn/ và điền thông tin theo hướng dẫn trên website (miễn phí).
Sau khi thao tác thành công, Phân Bón Cà Mau sẽ gửi tin nhắn xác nhận hợp lệ tới bà con.
LIVESTREAM QUAY SỐ TÌM NGƯỜI TRÚNG GIẢI sẽ được Phân Bón Cà Mau tổ chức liên tục và phát sóng trực tuyến trên fanpage Phân Bón Cà Mau. Đây hứa hẹn sẽ là chuỗi livestream vô cùng hấp dẫn & gay cấn, bà con đừng bỏ lỡ nhé!
Đặc biệt: Các mã số may mắn KHÔNG TRÚNG GIẢI sẽ được BẢO LƯU LIÊN TỤC và tham gia quay tiếp tại các livestream sau đó. Nên bà con sử dụng NPK Cà Mau càng nhiều, thì càng tăng cơ hội trúng giải.
Chương trình diễn ra từ ngày 15/03/2023 đến hết ngày 28/02/2024 trên phạm vi toàn quốc. Bà con ơi! Nhanh chân ghé ngay đại lý Phân Bón Cà Mau toàn quốc, chọn NPK Cà Mau – trúng vàng bao la! Mọi thắc mắc về chương trình, kính mời bà con liên hệ ngay tổng đài Phân Bón Cà Mau 1800 888606 (miễn phí).
Mới đây, tại Tp.HCM, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Yetak.
Lễ ký kết đánh dấu một bước tiến đầy triển vọng, tiếp tục khẳng định chất lượng, niềm tin của sản phẩm phân bón Việt tại thị trường Campuchia.
Lễ ký kết đánh dấu một bước tiến đầy triển vọng trong hợp tác và phát triển thành công giữa PVCFC và Yetak
Trong hợp tác này, Tập đoàn Yetak chính thức là đầu mối phân phối độc quyền sản phẩm Urea Bio của Phân bón Cà Mau. Urea Bio đã đồng hành và trở thành người bạn thân thuộc với bà con nông dân Việt Nam. Được ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, Urea Bio sản xuất từ hỗn hợp nguyên liệu urea và dung dịch bổ sung vi sinh vật có lợi Bacillus sp làm tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong đất, nhờ vậy cải tạo độ bạc màu và tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời cho cây trồng có sức đề kháng tốt trước các loại sâu bệnh.
Tham dự lễ ký kết về phía Tập đoàn Yetak có ông Phe Huk Chhun – Tổng Giám đốc, cùng lãnh đạo, đại diện các đơn vị của Tập đoàn. Về phía Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) có ông Văn Tiến Thanh – Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) – Tổng giám đốc Công ty, ông Nguyễn Đức Hạnh – Thành viên HĐQT, các Phó Tổng giám đốc: ông Nguyễn Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Hiền, cùng với lãnh đạo các phòng, ban/đơn vị Công ty.
Phân bón Cà Mau tặng quà lưu niệm đến Tập đoàn Yetak
Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện canh tác và thói quen tiêu dùng có nhiều tương đồng với Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia luôn được xác định là thị trường mục tiêu quan trọng của Phân bón Cà Mau. Từ những viên gạch đầu tiên năm 2015 trong việc ký hợp đồng phân phối sản phẩm tại thị trường Campuchia, đến nay thị phần tiêu thụ sản phẩm Đạm Cà Mau tại khu vực này đã đạt trên 40%. Rất nhiều sản phẩm khác mang thương hiệu Phân bón Cà Mau đã và đang từng bước xâm nhập thị trường này.
Tập đoàn Yetak chính thức phân phối độc quyền Urea Bio của Phân bón Cà Mau tại Campuchia
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Phe Huk Chhun – Tổng giám đốc Tập đoàn Yetak đánh giá cao những đóng góp của Phân bón Cà Mau trong sự nghiệp phát triển của Tập đoàn và nền nông nghiệp Campuchia. Tổng giám đốc Tập đoàn Yetak nhấn mạnh, sản phẩm của Phân bón Cà Mau rất được nông dân Campuchia ưu chuộng, tin dùng trong chăm sóc cây trồng. Phân bón Cà Mau góp phần vào những mùa vàng thắng lớn và giúp hiện đại hóa cho nền nông nghiệp, nông thôn Campuchia.
Tập đoàn Yetak đánh giá cao những đóng góp của Phân bón Cà Mau trong sự phát triển của Tập đoàn và nền nông nghiệp Campuchia
Chia sẻ trong Lễ ký kết, ông Văn Tiến Thanh – Tổng giám đốc PVCFC – cho biết, Tập đoàn Yetak đồng hành với Phân bón Cà Mau từ năm 2015 tới nay. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu Phân bón Cà Mau của Tập đoàn Yetak tăng trưởng mạnh hàng năm. Không những thế, Tập đoàn Yetak luôn tiên phong đồng hành cùng Phân bón Cà Mau đưa các sản phẩm mới của Công ty xâm nhập thị trường Campuchia. Thành công của Phân bón Cà Mau tại đây gắn liền với sự hợp tác cùng Tập đoàn Yetak. Hợp tác đánh dấu cho một giai đoạn mới cùng tạo điều kiện thuận lợi và san sẻ khó khăn, thách thức. Hai bên tin tưởng vào mục tiêu phát triển lâu dài, ổn định, bền vững trong giai đoạn mới.
Tập đoàn Yetak luôn tiên phong đồng hành cùng Phân bón Cà Mau tại thị trường Campuchia
Lễ ký kết đánh dấu bước tiến quan trọng, Tập đoàn Yetak chính thức là đầu mối phân phối độc quyền sản phẩm Urea Bio của Phân bón Cà Mau tới bà con nông dân trên toàn lãnh thổ Vương quốc Campuchia. Trong thời đại hướng đến canh tác bền vững, Phân bón Cà Mau sẽ cung cấp cho Tập đoàn Yetak sản phẩm chất lượng cao, cùng những giải pháp kỹ thuật canh tác tối ưu, thích ứng điều kiện tự nhiên, phù hợp với thói quen và tập quán canh tác của bà con nông dân nơi đây. Urea Bio và nhiều sản phẩm của Phân bón Cà Mau đang là minh chứng cho nỗ lực đồng hành, chiếm trọn nhiềm tin của bà con nông dân Campuchia, nhằm phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Năm 2023 Chủ Nhật, ngày 12/03/2023, Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, phụng sự nhà nông, Phân Bón Cà Mau còn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Phân Bón Cà Mau tự hào khi là Nhà tài trợ Vàng cho Lễ hội, 3 lần liên tiếp.
Với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra từ ngày 10/03-14/03/2023 là một sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Bên cạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm cà phê, trong chương trình của Lễ hội còn diễn ra Hội nghị kết nối giao thương quốc tế và nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là sự kết nối thành công, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.
Là một trong những lễ hội lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023 chính thức được khai mạc tối ngày 10/03 vừa qua, thu hút đông đảo người dân, du khách tới thăm quan. Lễ hội năm nay đặc biệt và có quy mô lớn hơn nhiều so với các sự kiện trước đó, với chuỗi hoạt động giới thiệu các loại cà phê mang hương vị núi rừng Tây Nguyên, biểu diễn nghệ thuật & hàng trăm gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm phục vụ canh tác, sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk.
Tại Lễ hội, gian hàng trưng bày của Phân Bón Cà Mau nổi bật với sắc xanh đặc trưng, ấn tượng với nhiều hoạt động hấp dẫn. Tham gia trưng bày tại Lễ hội lần này, Phân Bón Cà Mau mong muốn giới thiệu tới đông đảo bà con các loại sản phẩm phân bón chất lượng cao, đặc biệt là NPK Cà Mau với nhiều ưu điểm nổi bật, góp phần tiết kiệm chi phí canh tác, nâng cao giá trị của các loại nông sản Việt Nam.
Tự hào khi được đồng hành cùng Lễ hội Cà phê trong suốt nhiều năm liền, Phân Bón Cà Mau đã và đang làm tròn sứ mệnh cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng, trở thành người bạn uy tín của nhà nông cả nước nói chung và bà con tỉnh Đắk Lắk nói riêng, hỗ trợ mang nông sản Việt vươn tầm quốc tế.
Thứ Ba, 07/03/2023 Sáng ngày 07/03, tại TP.HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chính thức ký kết hợp tác, trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm DAP chất lượng cao của Công ty TNHH Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam (Thuộc Tập đoàn Vân Thiên Hóa – một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới).
Lãnh đạo PVCFC và Công ty TNHH Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam Trung Quốc ký kết hợp tác
Tham dự buổi lễ ký kết có đại diện Ban lãnh đạo PVCFC, lãnh đạo Công ty TNHH Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam cùng các đối tác khách hàng của PVCFC.
Tại lễ ký kết, lãnh đạo hai bên đã giới thiệu tổng quan về đơn vị, quá trình hoạt động, quy mô, các dòng sản phẩm. Tập đoàn Vân Thiên Hóa là một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất toàn cầu, với công suất sản xuất lên tới trên 10 triệu tấn/năm. Hàng năm Vân Thiên Hoá đưa vào thị trường Việt Nam trên 200.000 tấn DAP xanh và gần trăm nghìn tấn DAP nâu các loại. Đặc biệt, DAP Vân Thiên Hóa nổi tiếng với chất lượng vượt trội, đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng: Hạt phân bón kích thước đều, ổn định, vượt qua nhiều tiêu chí kiểm định khắt khe và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khó tính trên thế giới.
Toàn cảnh buổi lễ ký kết
PVCFC sở hữu thế mạnh là hệ thống kinh doanh rộng lớn khắp ba miền, cùng tiềm lực tài chính vững vàng và tâm huyết vì sự phát triển của nền nông nghiệp. Do đó, PVCFC được Tập đoàn Vân Thiên Hóa đánh giá cao, chọn làm đối tác tin cậy tại Việt Nam.
Ông Alex – Giám đốc Công ty TNHH Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam – Trung Quốc phát biểu tại buổi lễ
Ông Alex, Giám đốc Công ty TNHH Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam bày tỏ tin tưởng rằng, PVCFC sẽ là đối tác hỗ trợ đắc lực giúp Vân Thiên Hoá mở rộng thị trường tại Việt Nam. Đồng thời lãnh đạo hai bên kỳ vọng thông qua sự hợp tác sẽ giúp hai bên phát huy tối đa lợi thế, giúp mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm.
Ông Văn Tiến Thanh – TGĐ PVCFC phát biểu chia sẻ tại buổi lễ ký kết
Ông Văn Tiến Thanh – Tổng giám đốc PVCFC trân trọng cảm ơn sự hợp tác, đồng hành của Vân Thiên Hoá trong việc tin tưởng chọn PVCFC trở thành đối tác chiến lược phân phối độc quyền sản phẩm DAP vàng của Tập đoàn này tại thị trường Việt Nam. Ông hy vọng sự hợp tác sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều thắng lợi; sản phẩm sẽ nhanh chóng được nông dân trong nước tin dùng cũng như hướng đến xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Lãnh đạo PVCFC tặng quà lưu niệm đến đối tác
Sự hợp tác với Công ty TNHH Hóa Chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa Vân Nam là minh chứng về sự chủ động của Phân bón Cà Mau trong việc tìm kiếm giải pháp mang tính bền vững nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng phân bón, giảm bớt các tác động xấu từ suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra. Thời gian qua, khi nhu cầu DAP trong nước tăng cao, PVCFC đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung phân bón nhập khẩu đa dạng, chất lượng vượt trội và chính thức hợp tác cùng Tập đoàn Vân Thiên Hoá.
Sự kiện ký kết hợp tác dài hạn với Tập đoàn Vân Thiên Hóa cũng là dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thành sứ mệnh “cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng” mà PVCFC đang kiên trì theo đuổi. Quan trọng hơn, đây là bước tiến dài của PVCFC trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu, khẳng định vai trò và tinh thần của thương hiệu Phân Bón Cà Mau trong việc thúc đẩy canh tác nông nghiệp theo hướng “Bền vững hơn – Thịnh vượng hơn”.
PVCFC ký kết phân phối DAP với khách hàng trong nước
Ngoài ra, thông qua hợp tác chính thức với Tập đoàn Vân Thiên Hóa, PVCFC sẽ giúp bà con nông dân trong nước có cơ hội sử dụng DAP chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, canh tác.